Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn như thế nào?
Hen phế quản là bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và Việt Nam với xu hướng ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy bệnh nhân và người nhà cần tìm hiểu về bệnh hen suyễn và cách sử dụng các loại thuốc hen suyễn cho bản thân và người nhà.
Vậy hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản) là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị co thắt, phù nề, tăng tiết đờm làm tắc nghẽn, hạn chế luồng khí vào đường thở. Dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị xuất hiện các dấu hiệu bị khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần với tần suất thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.
Triệu chứng của hen suyễn là gì?
Triệu chứng của hen suyễn có thể khác nhau ở mỗi người. Biểu hiện có thể xảy ra thường xuyên hoặc không liên tục. Những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn:
- Thở khò khè, thở rít điển hình của bệnh hen khi không khí đi qua phổi bị cản trở bởi các ống khí quản bị phù nề
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, đỏ mắt
- Ho nhiều thường xảy ra vào ban đêm, sáng sớm hoặc lúc thời tiết có sự thay đổi
- Hụt hơi, khó thở
- Đau thắt ngực hoặc nặng ngực khi gắng sức
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Các loại thuốc điều trị hen suyễn
Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì bệnh nhân cần đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu trình phù hợp. Nhóm thuốc điều trị hen suyễn bao gồm thuốc cắt cơn hen và thuốc kiểm soát cơn hen.
Các thuốc cắt cơn hen
Khi cơn hen cấp xuất hiện người bệnh hay người chăm sóc cần nhận ra cơn hen sớm để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tối ưu. Các thuốc dùng trong cơn hen cấp gồm:
- Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản beta 2 có tác dụng nhanh và ngắn giúp làm giãn các cơ bị co thắt xung quanh khí phế quản. Các loại thuốc thường được dùng dưới dạng máy phun sương hoặc xịt định liều. Các loại thuốc của nhóm này là: Salbutamol; Fenoterol; Terbutaline hoặc dùng thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium.
- Corticoid đường uống hoặc tiêm: Thường dùng nếu như cơn hen nặng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.Trong đợt cấp của hen, việc sử dụng sớm corticosteroid toàn thân sẽ làm giảm mức độ nặng, giảm nhu cầu nhập viện, ngăn ngừa tái phát và đẩy nhanh quá trình phục hồi
Những thuốc cắt cơn hen này không được lạm dụng quá nhiều. Nếu sau khi xịt vẫn không cắt được cơn hen thì nên đi tới viện cấp cứu và kiểm tra lại cấp độ hen để được bác sĩ kê liệu trình phù hợp
Các thuốc kiểm soát hen
Các thuốc kiểm soát hen là những loại thuốc cần dùng liên tục kéo dài, nhằm mục đích kiểm soát các cơn hen, giúp hạn chế sự xuất hiện của cơn hen cấp tính.
- Thuốc giãn phế quản: thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài như Ciclesonide, formoterol, salmeterol… ;
- Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như tiotropium; theophylin.
- Thuốc kháng leukotriene là một thuốc chống dị ứng, giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.. Các chất kháng Leukotriene phổ biến bao gồm Montelukast, Zafirlukast
- Thuốc corticoid dạng hít: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa và làm dịu tình trạng sưng tấy bên trong đường thở, giúp cơ thể tạo ít chất nhờn. Một số loại thuốc thường dùng như: beclomethasone, budesonide, fluticasone, mometasone…
Đối với thuốc điều trị hen suyễn thì người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài các loại thuốc uống người bệnh cần phải uống đúng đủ liệu trình thì cũng cần biết cách sử dụng bình xịt hen suyễn vì đây là dạng dùng phổ biến của thuốc điều trị bệnh.
Cách sử dụng thuốc hen suyễn đúng cách
Trước tiên, người bệnh cần nắm rõ được loại thuốc của mình là loại thuốc dự phòng, kiểm soát hay cắt cơn hen.Ngoài ra có rất nhiều loại thuốc hít để điều trị bệnh này và mỗi loại thuốc lại được thiết kế khác nhau nên cần phải biết cách sử dụng bình xịt hen suyễn đúng thì mới đạt được hiệu quả kiểm soát và dự phòng bệnh
Dưới đây là cách cách dùng các loại thuốc phổ biến
Thuốc xịt dạng bình định liều MDI
Bình xịt định liều (MDI) là một dụng cụ cung cấp thuốc dưới dạng khí dung, với liều được định sẵn là một nhát xịt. Bệnh nhân nhận thuốc trong bình xịt thông qua mỗi nhát xịt được hít từ miệng vào phổi.
Nếu cần dùng thêm liều thì bạn cứ thế thực hiện lại như các bước ở trên. Mỗi lần dùng thuốc xong cần đóng nắp dụng cụ sau đó dùng nước muối ấm để súc miệng.
Bình hít bột khô Accuhaler
Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang.
Bình hít bột khô Turbuhaler
Ống hít có bộ đếm liề u hiển thị chính xác lượng thuốc còn lại. Nếu không có bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đỏ ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là còn khoảng 20 liều.
Bình hít hạt mịn MSI
Bình hít hạt mịn MSI (Respimat) là thiết bị không dùng chất đẩy, không cần lực hít thở mạnh của người bệnh, đưa thuốc dạng sương mù với tỷ lệ hạt có kích thước nhỏ cao thông qua một hệ thống đẩy lò xo
Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn
Nếu sử dụng thuốc trị hen suyễn trong một thời gian dài, chúng ta cũng có khả năng mắc phải một số tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn và dài (salbutamol, terbutaline, salmeterol, formoterol): Run tay, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu,…
- Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (Ipratropium bromid): Có thể gây khô miệng, táo bón,…
- Các thuốc ức chế leukotriene: đau dạ dày, đau đầu, buồn nôn và nôn, sung huyết mũi, phát ban.
- Thuốc corticoid hít (beclomethasone, fluticasone, budesonide): Khàn tiếng, khô miệng, nấm miệng, nhức đầu, ho,…
- Thuốc corticoid uống (prednisone, methylprednisolone, prednisolone): Mụn trứng cá, lên cân, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, yếu cơ,..
Những tác dụng phụ này thường là hiếm và có thể xảy ra ở một số người sử dụng thuốc hen suyễn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, hãy đến ngay cơ sở y tế để tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh hen suyễn và sử dụng thuốc điều trị hen suyễn để nâng cao sức khỏe và đời sống.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.