Giải pháp cải thiện buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn, nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của ốm nghén khi mang thai. Hầu hết buồn nôn khi mang thai đều là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Tình trạng buồn nôn khi mang thai theo từng giai đoạn của thai kỳ
Buồn nôn, nôn là những triệu chứng ốm nghén điển hình của mẹ bầu. Cơn buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng hay gặp nhất là khi mẹ bầu ngửi thấy mùi vị của một số loại thực phẩm nào đó. Có tới 80% mẹ bầu bị buồn nôn nghén từ tuần đầu đến tuần 16 của thai kỳ. Khoảng 10% trường hợp kéo dài đến tháng thứ 5, thậm chí đến khi đi đẻ. Trong đó, mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm là đối tượng dễ bị ốm nghén hơn.
“Triệu chứng buồn nôn có thể quay trở lại vào tam cá nguyệt thứ 3”
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, các dấu hiệu buồn nôn diễn ra thường xuyên nhất. Tần suất có thể nhiều hoặc ít tùy cơ địa của mẹ bầu. Sang đến tam cá nguyệt thứ 2, đa số những triệu chứng ốm nghén bắt đầu giảm dần rồi mất hẳn. Đây chính là khoảng thời gian thoải mái và dễ chịu nhất.Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn có thể quay trở lại vào tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi phát triển lớn hơn gây chèn ép lên dạ dày khiến mẹ bầu dễ buồn nôn, nôn ói.
Phân loại buồn nôn do ốm nghén
Dựa vào mức độ các cơn buồn nôn do nghén, có thể chia ốm nghén thành 2 trường hợp như sau:
- Ốm nghén nhẹ: Hầu hết mẹ bầu chỉ bị ốm nghén nhẹ do sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Mẹ bầu thường mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn, nôn với tần suất vừa phải. Đa số chỉ là nôn khan và không bị sút cân nhiều. Đến hết tam cá nguyệt đầu tiên, các triệu chứng buồn nôn cũng sẽ giảm dần.
- Ốm nghén nặng: Là trường hợp những mẹ bầu nôn nhiều lần trong ngày, ăn gì cũng nôn. Kết hợp với tình trạng chán ăn khiến mẹ bầu sút cân nhanh chóng. Tình trạng này cần được theo dõi và xử trí kịp thời bởi nếu kéo dài mẹ bầu dễ bị mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần được thăm khám bác sĩ để xử trí kịp thời.
Biện pháp cải thiện triệu chứng buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn do ốm nghén khi mang thai tuy không gây hại nhưng lại khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Dưới đây là các biện pháp đơn giản giúp cải thiện triệu chứng buồn nôn khi mang thai mẹ có thể tham khảo và thực hiện.
“Giảm buồn nôn khi mang thai bằng gừng”
Không chỉ là gia vị quen thuộc của gian bếp, gừng còn có tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả và lành tính. Mẹ bầu có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng tươi hoặc pha trà gừng để sử dụng. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây nóng.
Hầu hết cơn buồn nôn khi mang thai đều xuất hiện khi mẹ bầu ngửi thấy một mùi hương nào đó. Vì thế, sử dụng vỏ chanh, vỏ cam tạo mùi hương để lấn át mùi khó chịu là cách được nhiều mẹ bầu áp dụng. Mẹ bầu có thể sử dụng vỏ chanh, vỏ cam khô mang theo bên người hoặc dùng tinh dầu đều được.
Tương tự gừng và tinh dầu chanh, cam, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn do ốm nghén rất hiệu quả. Mẹ có thể dùng nhiều cách từ bạc hà như trà bạc hà, hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà để xông phòng.
Bên cạnh các biện pháp dùng thực phẩm, mẹ bầu có thể kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và kiểm soát hơi thở bằng cách hít sâu, thở chậm. Đây là cách giảm buồn nôn hữu hiệu có thể áp dụng thường xuyên.
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Buồn nôn khi mang thai là hiện tượng bình thường hay có vấn đề gì nghiêm trọng?
Buồn nôn khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường và phổ biến. Thông thường, nó không gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi.
2. Tại sao buồn nôn khi mang thai thường nặng vào buổi sáng?
Giải thích cho hiện tượng này chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có thể buồn nôn vào buổi sáng do cơ thể mẹ bầu đang chịu sự ảnh hưởng của các thay đổi hormon trong cơ thể.
3. Làm thế nào để giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai?
Có nhiều biện pháp giúp giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai, bao gồm sử dụng gừng, vỏ chanh hay các loại thuốc hỗ trợ như ProMUM Vomarin. Tuy nhiên, mỗi người có thể có phản ứng khác nhau, vì vậy nên tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
4. Khi nào nên thăm khám bác sĩ về triệu chứng buồn nôn khi mang thai?
Nếu triệu chứng buồn nôn khi mang thai nghiêm trọng và kéo dài, gây mất nước nhiều hoặc sút cân nhanh chóng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
5. Thuốc giảm buồn nôn ProMUM Vomarin có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?
ProMUM Vomarin là một loại thuốc hỗ trợ giảm buồn nôn khi mang thai được làm từ thảo dược tự nhiên và không có chất phụ gia hay gluten. Viên uống này an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, và có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Nguồn: Tổng hợp
