Hạt đác là gì? Khám phá những giá trị mà hạt đác mang lại
Hạt đác được biết đến là món giải nhiệt hiệu quả, được nhiều người yêu thích trong mùa hè nóng bức. Bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu hơn về những giá trị mà hạt đác mang lại cho sức khỏe.
Hạt đác là gì?
Hạt đác là hạt của cây đác, có màu trắng đục, to tầm một đốt ngón tay. Cây đác còn có tên gọi khác là tà vạt, cây báng hay dừa núi. Chúng thuộc họ cau, phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới, cao từ 5 – 10m.
Tại nước ta, cây đác mọc nhiều tại các cánh rừng ở địa bàn Phú Yên và Khánh Hòa. Ngoài thu hoạch hạt cây đác, người dân còn lấy bột từ thân cây làm nguyên trong trong một số món ăn Việt, điển hình là chè.
Hạt đác có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Quả đác với hình dạng giống trái dừa nhỏ, thường được biết đến với biệt danh “dừa núi”. Quả đác thường có kích thước nhỏ và hình dáng tròn, bên trong chứa các buồng lớn. Mỗi quả đác bao gồm khoảng 3 – 4 hạt, được bao phủ bên ngoài bởi một lớp lông tơ có thể gây ngứa nếu tiếp xúc. Do đó, sau khi thu hoạch, người dân thường xử lý bằng cách đốt sạch lông trước khi chế biến hạt.
Thời điểm thu hoạch đác thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Đây là khoảng thời gian mà hạt đác mang hương vị dẻo, bùi và thơm ngon nhất. Nếu thu hoạch sau thời gian này, hạt có thể đã già và trở nên cứng hơn.
Thành phần vitamin và khoáng chất
Trong 100g hạt đác cung cấp khoảng 27 calo.
Với các thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt đác gồm:
- 0,4g protein
- 2g chất béo
- 6g carbohydrate
- 1,6g chất xơ
Bên cạnh đó, 100g hạt đác cũng giúp bổ sung lượng khoáng chất quan trọng:
- 91mg magie
- 243mg canxi
- 0,5 mg sắt
Phân biệt hạt đác và thốt nốt
Phân biệt giữa hạt đác và thốt nốt có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:
Mùi hương: Hạt đác thường không có mùi, còn hạt thốt nốt có một mùi rất đặc trưng.
- Hình dạng: Hạt thốt nốt thường to hơn và có màu trắng trong, hạt đác thường nhẹ hơn và có màu trắng đục mịn.
Hương vị: Thốt nốt thường có vị giống như dừa nước, mềm và dẻo hơn; khi cắn vào, thốt nốt có thể hơi rỗng và chứa nước. Ruột của thốt nốt thường màu trắng nõn và có hương vị hơi ngọt. Ngược lại, hạt đác có hình dạng bầu dục, với ruột dẻo và cứng; khi ăn, hạt đác thường vừa giòn vừa dai.
Phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt
Tác dụng của hạt đác tốt cho sức khỏe
Nhiều người yêu thích hạt đác không chỉ vì hương vị hấp dẫn mà còn vì những lợi ích tuyệt vời mà loại hạt này mang lại. Hạt đác chứa lượng lớn khoáng chất, vitamin và nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt, chúng lại có lượng calo và chất béo thấp, phù hợp cho những người đang tuân thủ chế độ ăn kiêng hoặc muốn kiểm soát cân nặng.
Dưới đây là một số ứng dụng đáng chú ý của hạt đác mà bạn nên biết:
Ngăn ngừa loãng xương
Hạt đác không chỉ là một nguồn canxi tự nhiên phong phú mà còn giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Việc thường xuyên tiêu thụ hạt đác giúp cơ thể tiếp nhận lượng canxi cần thiết, từ đó tăng cường sức mạnh và độ cứng của hệ xương. Điều này là kết quả của khả năng hấp thụ canxi và magiê từ các chất dinh dưỡng có trong hạt đác.
Giảm cân và giữ dáng
Công dụng giải khát, cung cấp nước cho cơ thể của hạt đác không còn quá xa lạ với nhiều người. Loại hạt này hoạt động như chất điện phân tự nhiên, tăng cường khả năng trao đổi chất. Vì vậy rất có ích cho những ai có mong muốn giảm cân hay kiểm soát cân nặng của mình.
Hạt đác hỗ trợ giảm cân, tốt cho tim mạch
Tốt cho tim mạch
Việc ăn hạt đác thường xuyên có thể tăng hàm lượng cholesterol “tốt” trong cơ thể, làm tăng sức khỏe tim mạch.
Ổn định huyết áp
Hạt đác là một nguồn thực phẩm tốt cho những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc có nồng độ kali thấp. Chúng giúp ổn định huyết áp và cân bằng lượng kali trong cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hoá
Tiêu thụ hạt đác thường xuyên cải thiện khả năng hấp thụ các dưỡng chất, bao gồm vitamin, khoáng chất và các axit amin, cũng như cải thiện quá trình sử dụng đường và tiết insulin của cơ thể, từ đó hỗ trợ tiêu hóa.
Điều trị viêm khớp
Galactomannan, một loại carbohydrate có trong hạt đác, thường được sử dụng trong việc sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp, giúp giảm đau và viêm do các vấn đề về khớp.
Cách lựa chọn hạt đác
Để chọn được những hạt đác thơm ngon, dẻo, sạch, chuẩn chất lượng, cần lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ chọn những hạt có màu trắng đục vì nếu hạt quá trắng có thể do chất tẩy.
- Chỉ mua hạt tươi, mềm, không nên chọn hạt cứng vì có thể là hạt già, không tươi.
- Chỉ mua những túi hạt đác không mùi. Hạt đác tươi thường không có mùi rõ ràng.
- Không chọn hạt đã được rim sẵn vì không thể kiểm tra nguyên liệu đầu vào.
- Không mua nhầm hạt đác với hạt thốt nốt.
Cách bảo quản hạt đác
Sau đây là một số cách giúp bảo quản hạt đác tốt hơn. Tuy nhiên, hạt đác là thực phẩm nên việc để quá lâu sẽ có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng.
Bảo quản trong tủ lạnh
Sau khi mua hạt đác về, bạn cần rửa sạch hạt để loại bỏ chất nhờn và giữ độ tươi. Tiếp theo, để hạt đác ráo nước, đặt vào hộp sạch và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Phương pháp này giúp bảo quản hạt đác trong khoảng 8 – 10 ngày.
Ngâm trong nước
Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể ngâm hạt đác trong nước lạnh hoặc nước muối pha loãng. Hãy thay nước mới mỗi ngày để đảm bảo hạt đác không bị hư hỏng. Phương pháp này giúp hạt đác giữ được chất lượng trong khoảng 1 tuần.
Đem đi rim
Ngoài các cách bảo quản trên, bạn cũng có thể rim hạt đác với gia vị thơm và đường. Phương pháp này không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn giữ cho hạt đác thêm hương vị ngon lành.
Những lưu ý khi ăn hạt đác
Lưu ý quan trọng để tránh gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng hạt đác:
- Hãy tránh mua hạt đác màu trắng, bởi vì chúng có thể đã trải qua quá trình tẩy trắng.
- Sau khi mua hạt đác tươi, bạn có thể bảo quản chúng trong hộp sạch có nắp đậy trong ngăn mát của tủ lạnh và cách này giúp bảo quản hạt đác khoảng từ 7-10 ngày.
- Một phương pháp bảo quản khác là ngâm hạt đác trong nước lọc sạch hoặc nước muối loãng ở nhiệt độ phòng để bảo quản.
- Tuyệt đối không nên sử dụng hạt đác bị hỏng để nấu ăn hoặc làm thuốc. Hãy bảo quản chúng ở nơi thoáng mát để đảm bảo tính tươi ngon và an toàn của hạt đác.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.