Lạc nội mạc tử cung tác động thế nào đến sức khoẻ tâm lý
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một căn bệnh phụ khoa phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Bệnh xảy ra khi các mô nội mạc tử cung (lớp niêm mạc lót bên trong tử cung) phát triển bất thường ở những vị trí bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc chậu, rốn, âm đạo, trực tràng,…
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.
“Nội mạc tử cung” là thuật ngữ chỉ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bị bong ra nếu quá trình thụ thai không diễn ra.
Nếu khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng, sẽ gây ra một loạt vấn đề như:
- Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.
- Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.
- Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thai.
- Các vấn đề về ruột và bàng quang.
Lạc nội mạc tử cung tác động thế nào đến sức khoẻ tâm lý
Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến cơ thể người phụ nữ luôn cảm thấy khó chịu, nặng nề và đau nhức bụng dữ dội. Bệnh gây ra những tổn thương cả về mặt sức khỏe mà cả về tinh thần người bệnh. Bên cạnh đó, vấn đề chăn gối cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những biểu hiện đau nhức dữ dội có thể xảy ra trong khi đang quan hệ.
Tình trạng lạc nội mạc tử cung không chỉ gây ra các cơn đau thông thường cho người bệnh mà nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các cơ quan khác nhau của cơ thể người phụ nữ. Một số biến chứng bệnh mà người bệnh có thể sẽ gặp phải như:
Chính vì các phần nội mạc tử cung bị “đi lạc” đến các vùng cơ quan khác đã dẫn tới những căn bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng. Cụ thể thì người bệnh có thể sẽ bị các tế bào nội mạc tử cung hư này xâm nhập vào nhiều cơ quan như buồng trứng, bàng quang, niệu quản, xung quanh ruột,… gây ra các kích thích, làm xước, làm sưng tấy dẫn tới viêm nhiễm tiểu khung.
Có khả năng các tế bào nội mạc tử cung sẽ di chuyển đến buồng trứng là rất cao vì vậy những biến chứng có thể xảy ra như: Các tế bào nội mạc tử cung trú ngụ và làm viêm nhiễm, làm hỏng trứng hoặc tinh trùng khiến cho quá trình thụ thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thậm chí trong một số trường hợp, các tế bào nội mạc tử cung “đã hết hạn” này còn có thể tích tụ lại tại ống dẫn trứng, tạo thành các kết dính hay mô sẹo trên thành ống dẫn trứng làm tắc nghẽn ống dẫn trứng. Khả năng người bệnh sẽ không thể sinh con là khá cao, hay còn gọi là vô sinh.
Mặc dù bệnh có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho khả năng sinh sản của người phụ nữ thế nhưng trường hợp người bệnh được chẩn đoán bệnh sớm và chữa trị khỏi là việc có thể.
Cách điều trị
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc nội khoa (sử dụng thuốc). Song song đó, bạn có thể thử một số liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:
Uống thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nếu những loại thuốc này không giúp bạn bớt đau, hãy kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như:
- Tắm nước ấm
- Chườm nóng: Đặt một chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng lên bụng
- Tập thể dục đều đặn
- Châm cứu
- Massage
Điều trị nội tiết
Liệu pháp nội tiết nhằm làm giảm lượng estrogen mà cơ thể tạo ra, giúp các mô cấy chảy máu ít hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm, dính và hình thành u nang. Phương pháp này có thể làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn tạm ngừng.
Các loại thuốc được chỉ định để giảm nồng độ hormone estrogen bao gồm:
- Viên tránh thai kết hợp
- Dùng Progestin: tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc.
Phẫu thuật bảo tồn
Phương pháp này thích hợp cho những phụ nữ không đáp ứng với hai liệu pháp uống thuốc và điều chỉnh nồng độ nội tiết tố. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là loại bỏ hoặc phá hủy sự phát triển của nội mạc tử cung mà không làm tổn thương cơ quan sinh sản.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng – phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – được áp dụng nhằm bóc bỏ các khối lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ các khối u đang phát triển. Biện pháp đốt laser cũng thường được sử dụng nhằm đốt phá hủy mô “lạc chỗ” này.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
Hiếm khi, bác sĩ sẽ đề nghị cắt toàn bộ tử cung như một biện pháp cuối cùng nếu tình trạng bệnh của bạn không cải thiện với mọi phương pháp điều trị khác.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, hoặc cả buồng trứng vì các cơ quan này tạo ra estrogen – căn nguyên gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn loại bỏ các mô bị tổn thương xung quanh.
Khi cắt hoàn toàn tử cung, bạn sẽ không thể mang thai được nữa. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phương pháp này, nhất là khi bạn còn trong độ tuổi lập gia đình và sinh con.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.