Lợi ích của vitamin B2 đối với sức khỏe
Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể con người với nhiều chức năng quan trọng. Mỗi loại vitamin có vai trò riêng biệt trong việc duy trì sức khỏe và chức năng sinh lý. Vitamin B2 cũng nằm trong số các Vitamin không thể thiếu của cơ thể. Vậy Vitamin B2 là gì? Công dụng của nó ra sao? Và các thực phẩm nào giàu chất Vitamin B2? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Vitamin B2 là gì?
Vitamin B2 ( Tên khoa học là Riboflavin) là một loại vitamin tan trong nước , tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và một loạt các quá trình tế nào. Nó hoạt động bằng cách giúp cơ thể sử dụng các Vitamin B khác như niacin và thiamine, vì vậy chúng ta có thể sản xuất năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn.
Trong cơ thể, riboflavin được biến đổi thành 2 coenzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Những coenzym này có họat tính như một chất mang phân tử hydro cho các enzym quan trọng khác ảnh hưởng đến phản ứng oxi-hóa khử các chất hữu cơ và trong quá trình chuyển hóa trung gian và sự hình thành một số vitamin và các coenzym của chúng như niacin, vitamin B6 , vitamin B12. Riboflavin cũng gián tiếp liên quan đến việc duy trì sự toàn vẹn của hồng cầu. Được chỉ định để phòng và điều trị thiếu riboflavin, nhưng riboflavin còn có thể có ích trong điều trị thiếu máu hồng cầu bình thường xảy ra ở người có bệnh chuyển hóa mang tính gia đình có kèm lách to và thiếu hụt glutathion reductase. Mặc dù có thêm nghiên cứu, nhưng một vài thử nghiệm cho thấy ở người có tiền sử đau nửa đầu dùng liều cao (400 mg riboflavin/ngày) có thể giảm được tần số và thời gian kéo dài các cơn đau, lợi ích thấy rõ nhất sau 3 tháng dự phòng bằng riboflavin. Riboflavin còn được sử dụng điều trị bệnh trứng cá, methemoglobin máu bẩm sinh, co rút cơ, hội chứng bỏng chân. Vì thải trừ riboflavin theo đường nước tiểu nhanh nên còn dùng làm chất chỉ thị trong việc theo dõi thải trừ thuốc trong phác đồ sử dụng một số loại thuốc khác. Thiếu riboflavin sẽ có các triệu chứng như sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng, thay đổi thị lực, viêm da bã nhờn. Thiếu máu hồng cầu bình thường và viêm dây thần kinh trong những trường hợp nặng. Thiếu Riboflavin nói chung thường liên quan đến thiếu các chất dinh dưỡng khác và có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như ở bệnh pellagra.
Lợi ích mà Vitamin B2 mang lại là gì?
Chuyển hóa năng lượng:
- Riboflavin là thành phần của các coenzyme flavin mononucleotide (FMN) và flavin adenine dinucleotide (FAD), cả hai đều quan trọng cho các phản ứng oxy hóa khử trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ carbohydrate, protein và chất béo.
Duy trì sức khỏe da, mắt và hệ thần kinh:
- Vitamin B2 cần thiết cho sự phát triển và duy trì các mô cơ thể, đặc biệt là da, mắt và niêm mạc.
- Hỗ trợ sức khỏe thị giác và ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
Sản xuất tế bào máu:
- Tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy trong máu và ngăn ngừa thiếu máu.
Chống oxy hóa:
- Riboflavin có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do và hỗ trợ hoạt động của các enzyme chống oxy hóa.
Nguồn thực phẩm chứa Vitamin B2
Riboflavin có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
Nguồn thực phẩm chứa Vitamin B2
Riboflavin có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
- Sản phẩm từ sữa: Sữa, pho mát, và yogurt. Sữa là nguồn thực phẩm dinh dưỡng rất giàu vitamin B2 và vitamin B phức hợp khác. Một ly sữa nguyên chất cung cấp khoảng 26% vitamin B2, bạn có thể chọn sữa ít béo hoặc chế phẩm sữa khác để sử dụng hàng ngày.
- Thịt và cá: Gan, thận, thịt nạc, và cá. Thịt đỏ và cá là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, chúng cũng chứa lượng vitamin B2 bổ sung cho cơ thể. Sử dụng thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày đáp ứng khoảng 12% lượng cơ thể cần.
- Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt.
- Rau xanh: Rau bina, bông cải xanh, và cải bó xôi. Rau xanh có màu lá xanh đậm chứa lượng vitamin B2 khá lớn như: rau bina, rau diếp, bông cải xanh, cỏ cà ri,… Đặc biệt, trong 100g súp lơ xanh có 10% lượng vitamin B2 cần cho cơ thể.
- Các loại hạt và đậu: Hạnh nhân, đậu xanh, và đậu lăng.
- Trứng: Trứng là một nguồn cung cấp riboflavin tốt. Theo số liệu nghiên cứu, một quả trứng luộc chứa khoảng 15% vitamin B2. Nên ăn 3 – 5 quả trứng 1 tuần với người trưởng thành.
Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể và cần được bảo đảm cung cấp đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Để đảm bảo cơ thể nhận được đủ lượng riboflavin cần thiết, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng. Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể cần bổ sung vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.