Vai Trò của Vitamin B3 trong Giảm Cholesterol và Hỗ Trợ Sức Khỏe Tim Mạch
Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống của các sinh vật, bao gồm cả con người. Mặc dù chúng được cần thiết chỉ trong lượng nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học, bao gồm sự phát triển, chuyển hóa năng lượng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và duy trì sức khỏe tổng thể. Vitamin B3 cũng đóng góp cho mình không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của cơ thể. Vậy Vitamin B3 là gì? Có công dụng như thế nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Vitamin B3 là gì?
Vitamin B3 là một loại vitamin thuộc nhóm Vitamin B, có tên gọi khác là Niacin hay Axit Nicotinic, là một hợp chất dễ tan trong nước. Trong cơ thể người, Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng, rất cần thiết cho các hoạt động chuyển hoá của cơ thể. Vitamin B3 mà cơ thể sử dụng chủ yếu đến từ các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Trong trường hợp dư thừa, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để đào thải lượng vitamin này ra ngoài qua đường nước tiểu.
Trong cơ thể, Vitamin B3 chủ yếu tồn tại ở hai dạng cấu tạo hóa học chính với vai trò như sau:
- Niacin (Acid Nicotinic): Có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó, giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Niacinamide (Vitamin PP): Mang đến công dụng giúp điều trị bệnh vảy nến và ngăn ngừa cơ chế hình thành các tế bào ung thư.
Vai trò quan trọng của vitamin B3 trong cơ thể chính là tổng hợp các coenzyme nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) và nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADP), nó có liên quan đến hơn 400 phản ứng sinh hóa trong cơ thể – chủ yếu liên quan đến việc chuyển hóa năng lượng cho cơ thể từ thực phẩm bạn ăn.
Vitamin B3 tan trong nước, do đó cơ thể không lưu trữ loại vitamin này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn có thể bài tiết vitamin dư thừa thông qua nước tiểu nếu chứng không cần thiết.
Cơ thể người thường nhận được vitamin B3 thông qua thực phẩm, nhưng một lượng nhỏ loại vitamin này cũng được tạo ra từ axit amin tryptophan, có thể tìm thấy trong các nguồn chứa protein như thịt gà và các loại thịt khác.
Vai trò của Vitamin B3 trong việc giảm cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
- Giảm cholesterol LDL (lipoprotein cholesterol tái tổ hợp): Niacin có khả năng làm giảm mức độ cholesterol LDL (hay còn gọi là “mau xấu”) và triglycerides trong máu. Điều này có ích trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do mỡ máu cao.
- Tăng cholesterol HDL (lipoprotein cholesterol cao mật độ): Ngoài việc làm giảm cholesterol LDL, niacin còn có thể tăng mức độ cholesterol HDL (hay còn gọi là “mỡ tốt”). Cholesterol HDL có tác dụng loại bỏ cholesterol khỏi các mạch máu và đưa nó trở về gan để tiêu hóa. Việc tăng cholesterol HDL có thể giúp bảo vệ tim mạch.
- Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch: Những lợi ích trên của niacin, bao gồm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả đau thắt ngực và cơn đau tim.
- Duy trì sức khỏe tim mạch: Niacin cũng có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện sự linh hoạt của mạch máu và giảm sự viêm trong các mạch máu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng niacin để điều trị cholesterol cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, vì liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ như đỏ da, ngứa ngáy, hoặc khó chịu khác.
10 loại thực phẩm giàu Vitamin B3:
- Gan: Gan là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu niacin nhất. Mỗi 85 gram gan bò nấu chính cung cấp khoảng 14,7 mg niacin, tức là 91% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam giới và 100% cho nữ giới.
- Ức gà: Thịt gà, đặc biệt là thịt ức, là nguồn cung cấp cả niacin và protein nạc. Mỗi 85 gram ức gà nấu chín, không xương, không da chứa 11,4 mg niacin, tương ứng với 71% và 81% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam và nữ. So sánh, cùng một lượng đùi gà không xương, không da chỉ chứa một nửa số đó.
- Cá Ngừ: Cá ngừ là một nguồn niacin tốt và là một lựa chọn tuyệt vời cho những người thích ăn cá. Một hộp cá ngừ khoảng 165 gram cung cấp 21,9 mg niacin tức là hơn 100% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho cả nam và nữ.
- Cá Hồi: Cá Hồi đặc biệt là từ nguồn đánh bắt tự nhiên cũng là một nguồn cung cấp niacin lý tưởng. Mỗi 85 gram cá hồi nấu chín cung cấp 53% nhu cầu khuyến nghị niacin cho nam và 61% cho nữ trong khi con số này đối với cá hồi được nuôi chỉ lần lượt là 42% và 49%.
- Cá Cơm: Cá cơm là nguồn cung cấp niacin tốt với giá thành phải chăng. Chỉ 10 con cá cơm cũng đủ cung cấp cho bạn một nửa lượng nhu cầu niacin khuyến nghị mỗi ngày. Ngoài ra cá cơm còn là nguồn cung cấp selenium tuyệt vời, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
- Thịt Lợn: Thịt lợn nạc cũng là nguồn cung cấp niacin tốt. Mỗi 85 gram thịt lợn nạc cho khoảng 6,3 mg niacin, tương ứng với 39% và 45% mức nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam và nữ.
- Thịt bò: Thịt bò nạc không chỉ giàu niacin mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein, sắt, vitamin B12, selen và kẽm. Mỗi 85 gram thịt bò nạc nấu chín có chứa 6,2 mg niacin.
- Trái bơ: Một trái bơ cỡ trung bình chứa 3,5 mg niacin, tương đương với 21% và 25% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam và nữ.
- Gạo lứt: Một chén gạo lứt (khoảng 195 gram) nấu chín chứa 18% nhu cầu khuyến nghị cho nam và 21% cho nữ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy chỉ 30% niacin trong các loại ngũ cốc mà cơ thể có thể hấp thụ, khiến chúng trở thành một nguồn thực phẩm kém tối ưu hơn so với các thực phẩm khác.
- Nấm: Nấm là một trong những nguồn cung cấp vitamin B3 từ thực vật tốt nhất. Mỗi 70 gram nấm cung cấp khoảng 15 – 18% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Điều đó khiến cho nấm trở thành lựa chọn lý tưởng đối với những người ăn chay.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.