Mẹo nhỏ giúp trị khô môi khi thời tiết thay đổi
Môi là bộ phận linh hoạt, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các biểu cảm khuôn mặt như mỉm cười, nhếch mép, cau mày,… Những biểu cảm này giúp truyền tải cảm xúc và ý đồ của chúng ta đến người khác. Một nụ cười rạng rỡ với đôi môi tươi tắn có thể thu hút sự chú ý, tạo thiện cảm và khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để có cách chăm sóc đôi môi hiệu quả khi thời tiết thay đổi.
Tại sao môi lại khô khi thời tiết thay đổi?
Một số lý do giải thích việc môi bị khô khi thời tiết thay đổi gồm:
Thay đổi độ ẩm:
- Thời tiết hanh khô: Khi trời hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp, khiến da và môi mất nước nhanh chóng, dẫn đến khô ráp và nứt nẻ.
- Tiếp xúc với gió: Gió có thể thổi bay lớp dầu tự nhiên trên môi, khiến môi mất độ ẩm và trở nên khô hơn.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da môi, khiến môi dễ bị khô và nứt nẻ.
Thay đổi nhiệt độ:
- Thời tiết lạnh: Khi trời lạnh, các mạch máu co lại, khiến lượng máu lưu thông đến môi giảm đi, dẫn đến mất độ ẩm và khô môi.
- Sử dụng máy điều hòa: Máy điều hòa không khí có thể làm giảm độ ẩm trong không khí, khiến da và môi mất nước nhanh chóng.
Thói quen sinh hoạt:
- Uống ít nước: Khi cơ thể thiếu nước, da và môi cũng sẽ bị thiếu nước, dẫn đến khô ráp và nứt nẻ.
Mẹo trị khô môi khi thời tiết thay đổi
Nếu đã hiểu vì sao môi mình trở nên khô ráp, nứt nẻ và bong tróc thì bạn nên tìm cách giúp môi cải thiện tốt hơn tình trạng này. Dưới đây là một số cách trị khô môi nhanh nhất, đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà ngay hôm nay.
Trị khô môi bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn tốt và thường được sử dụng để chữa khô môi. Bạn chỉ cần thoa mật ong lên môi, để khô trong vòng 30 giây rồi tiến hành thoa thêm một lớp mỏng. Để trong vòng 15 phút rồi dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày bạn sẽ thấy đôi môi của mình thay đổi chỉ sau một tuần sử dụng.
Cải thiện môi khô bằng dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa là loại nguyên liệu trị khô môi vô cùng hiệu quả. Sử dụng nguyên liệu này 2-3 lần mỗi ngày để môi của bạn trở nên mềm mại và bớt cảm giác khô rát. Ngoài ra, dùng dầu dừa thường xuyên sẽ giúp bạn đánh bay tình trạng môi thâm nhanh chóng.
Cách trị nứt môi bằng sáp ong
Sáp ong có chứa thành phần dinh dưỡng cao không thua kém gì mật ong. Chúng có tác dụng làm mềm, dưỡng da và bảo vệ da môi tránh những thương tổn của các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Đây chính là cách một trong những cách trị nứt môi đơn giản mà hiệu quả nhất hiện nay.
Trị nứt môi bằng dưa leo
Dưa leo được biết đến là loại nguyên liệu dùng để làm tan bọng mắt và dưỡng da tốt. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng dưa leo còn có tác dụng làm giảm sưng, giúp giảm nứt nẻ trên môi.
Chỉ cần thái lát dưa chuột, chà nhẹ lên môi để các dưỡng chất thành phần thẩm thấu sâu vào tế bào da. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm bạn sẽ thấy làn môi của mình vô cùng mềm mại, tươi sáng và hồng hào tự nhiên.
Cách chữa khô môi bằng nha đam
Để trị khô môi bạn không nên bỏ qua nguyên liệu vô cùng quen thuộc đó chính là nha đam. Loại thực vật này có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp nhất là trong vấn đề phục hồi làn môi khô nứt nẻ. Bạn có thể sử dụng nha đam 2 lần/ngày trong vòng 20 phút sẽ giúp làn môi trở nên tươi tắn, rạng ngời hơn.
Trị khô môi bằng dầu oliu
Đây là một trong những cách trị khô môi nhanh nhất. Với khả năng cung cấp dưỡng ẩm tuyệt vời, bạn chỉ cần thoa một lớp dầu oliu lên môi sẽ khiến môi mềm hơn. Nguồn dưỡng chất trong dầu oliu sẽ giúp chống lại quá trình oxy hóa và mang đến một đôi môi căng mọng tràn đầy sức sống.
Dùng son dưỡng môi hàng ngày
Son dưỡng môi là vật bất ly thân dành cho những ai bị khô môi. Bạn có thể sử dụng bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào nếu cảm thấy đôi môi mình bị khô. Đơn giản chỉ cần thoa nhẹ một lớp son dưỡng lên môi rồi massage nhẹ nhàng sẽ giúp đôi môi cải thiện tình trạng nứt nẻ một cách đáng kể.
Một số biện pháp tránh môi khô bong tróc
Dưỡng đủ ẩm cho môi là một bước cần thiết trong những cách để ngăn ngừa môi khô quá mức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số giải pháp sau để giữ cho môi không bị khô:
- Không liếm môi: Hành động liếm môi sẽ khiến tình trạng khô môi nứt nẻ trở nên khô trầm trọng hơn.
- Uống đủ nước: Cấp nước và giữ ẩm cho môi luôn căng mọng, mướt mịn
- Không sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có chứa thành phần kích ứng: Nhiều sản phẩm dưỡng môi có chứa các chất làm khô môi như hương liệu, cồn,…
- Thở bằng mũi: Thói quen thở bằng miệng có thể khiến môi bị khô. Do đó, bạn nên hạn chế thói quen này. Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc viêm xoang, dị ứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hy vọng thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có đôi môi mềm mại và mịn màng nhé.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.