Phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả
Mụn trứng cá là một loại bệnh về nang tuyến bã, mà da bị tổn thương do tăng tiết chất nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Mụn trứng cá nếu không được điều trị đúng cách, không tuân thủ liệu trình sẽ ngày càng nhiều mụn và trầm trọng. Bị mụn này để lại những hậu quả khôn lường khiến người bệnh mặc cảm hay tự ti. Vậy phương pháp để điều trị mụn trứng cá hiệu quả là gì ? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Dấu hiệu gây ra mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một loại bệnh về nang tuyến bã, mà da bị tổn thương do tăng tiết chất nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt mụn ở tuổi dậy thì hay lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc ở những người có da nhờn.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn, các dấu hiệu mụn trứng cá sẽ khác nhau:
- Mụn đầu trắng do lỗ chân lông tắc nghẽn
- Mụn đầu đen do lỗ chân lông mở rộng
- Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, mềm (sẩn)
- Mụn nhọt (mụn mủ), là những nốt sần có mủ ở đầu
- Các cục u lớn, rắn, gây đau dưới da (nốt sần)
- Đau, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang)
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.
Biến chứng để lại của mụn trứng cá
Những biến chứng để lại của mụn trứng cá thường xảy ra ở người da sẫm màu, bao gồm:
- Sẹo: biến chứng da rỗ (sẹo mụn) và da dày (sẹo lồi) có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành.
- Da thay đổi: sau khi hết mụn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với thời điểm trước khi bị mụn.
Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh lý viêm da với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Có 4 yếu tố chính được xem là nguyên nhân gây mụn trứng cá: tăng sản xuất chất bã nhờn, tăng sừng hóa cổ nang lông, sự hoạt động của vi khuẩn sinh mụn và phản ứng viêm dưới da.
Những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần không nhỏ vào việc khiến bạn gặp tình trạng nặng phát triển một cách nhanh chóng. Bao gồm:
- Tuổi tác: Nội tiết tố mất cân bằng ở tuổi dậy thì dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Từ 20 tuổi, hệ thống nội tiết tố được thiết lập, mụn giảm dần và ít xuất hiện hơn..
- Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố nam (androgen) đặc biệt là testosterone kích thích tiết chất nhờn, progesteron liều lớn có tác dụng kích thích và liều nhỏ ngăn cản. Estrogen liều cao có tác dụng ức chế hormon tuyến yên trực tiếp kích thích tuyến bã nhờn. Các yếu tố trên giải thích mối liên hệ giữa mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Về mặt di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn thì con cái họ cũng có thể bị mụn.
- Làm sạch da: Lạm dụng xà phòng sẽ kích thích tăng tiết bã nhờn và tăng nguy cơ hình thành mụn.
- Môi trường: Mỡ động vật trong môi trường nhà hàng thức ăn nhanh và các nhà chế tạo máy thường xuyên tiếp xúc với chất bôi trơn động cơ, độ ẩm và tia cực tím. Ở vùng khí hậu nóng ẩm độ ẩm trên bề mặt da có thể tăng lên gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Ma sát hoặc gây áp lực lên da: Quá trình da bị cọ sát với vật dụng bao gồm điện thoại, mũ, vòng, ba lô… hay thường xuyên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang kém chất lượng, tác động lên da cũng được xem là nguyên nhân gây ra mụn.
- Một số loại thuốc: ví dụ các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
- Chế độ ăn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố trong chế độ ăn uống, bao gồm sữa tách béo và thực phẩm giàu carbohydrate – như bánh mì, bánh mì tròn và khoai tây chiên – có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lo âu: Những căng thẳng, lo lắng có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.
- Mỹ phẩm: không có bằng chứng làm nặng thêm mụn trứng cá, đặc biệt là nếu bạn sử dụng trang điểm không chứa dầu. Tuy nhiên, nếu các hạt phấn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây dị ứng, tẩy trang không sạch lại là một yếu tố thúc đẩy hình thành mụn trứng cá.
- Hút thuốc. Khói thuốc hay các hóa chất nhiễm phải khi hút thuốc có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người lớn tuổi hay làm làn da trở nên xấu hơn.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá
Điều trị mụn cái trứng cá phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của mụn:
Mức độ nhẹ
Người bệnh có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt hoặc thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để trị mụn. Những thành phần phổ biến có trong kem và gel trị mụn bao gồm:
- Benzoyl peroxide: giúp làm khô mụn, ngăn mụn mới hình thành và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Axit salicylic: giúp tẩy tế bào chết trên da, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn do vi khuẩn gây mụn.
Mức độ vừa
Nếu sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn mà triệu chứng vẫn không hết, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sẹo.
Nếu bị mụn trứng cá ở mức vừa phải, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên dùng:
- Benzoyl peroxide (liều dùng theo toa)
- Thuốc kháng sinh (như erythromycin hoặc clindamycin)
- Retinoids (như retinol)
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc ngừa thai nội tiết tố để giúp kiểm soát mụn trứng cá.
Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, vì vậy cơ thể không hình thành sức đề kháng và cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Mức độ nặng
Với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị điều trị kết hợp một hoặc nhiều biện pháp sau:
- Kháng sinh uống
- Benzoyl peroxide
- Thuốc kháng sinh tại chỗ
- Retinoids tại chỗ
Bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết hoặc isotretinoin uống. Đây là một loại vitamin A được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ nặng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Liệu pháp trị liệu khác
Ngoài việc dùng thuốc, việc dùng hoặc kết hợp một số liệu pháp dưới đây cũng là các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
- Liệu pháp ánh sáng: Tia cực tím (UV) có thể được ứng dụng để loại bỏ mụn nhưng bởi nguy cơ gây ung thư da nên đã không còn dùng đến. Thay vào đó bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng nhất định của ánh sáng xanh hoặc đỏ để tiêu diệt vi khuẩn mà không gây tổn thương da.
- Peel da: Là phương pháp tẩy tế bào chết cho da bằng công nghệ hóa học với các thành phần như axit salicylic, axit glycolic hoặc axit retinoic. Liệu pháp này giúp cải thiện vẻ ngoài của da; tuy nhiên kết quả không kéo dài lâu và người bệnh cần thực hiện lặp lại định kỳ.
- Lấy nhân mụn: Cách điều trị mụn trứng cá này sẽ cần dùng dụng cụ lấy mụn chuyên biệt để loại bỏ nhân mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen hoặc các mụn nang. Kỹ thuật này giúp tạm thời cải thiện tình trạng mụn nhưng có nguy cơ để lại sẹo lớn nếu thực hiện không đúng cách.
- Tiêm steroid: Các tổn thương da dạng mụn nốt và dạng nang có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid. Liệu pháp này đã giúp cải thiện nhanh chóng và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mỏng và đổi màu da ở vùng trị liệu.
Ngoài ra có thể trị mụn trứng cá bằng các phương pháp thiên nhiên như sau:
Thoa giấm táo
Giấm táo chứa nhiều axit hữu cơ có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm, làm khô lớp dầu thừa trên da. Đặc biệt, trong giấm táo còn có
Cách thực hiện:
- Trộn 1 giấm táo cùng với nước sạch theo tỉ lệ (1:3) vì giấm táo chứa nhiều axit có thể làm bỏng rát da nên cần pha loãng trước với nước trước khi dùng, nếu da nhạy cảm nên thêm nước nhiều hơn.
- Rửa mặt sạch, thoa hỗn hợp giấm táo lên da khoảng 5 – 20 giây rồi rửa mặt với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần
Điều trị tại chỗ bằng dầu cây trà
Dầu tràm trà là loại tinh dầu chiết xuất từ lá của cây melaleuca alternifolia (một loại cây bản địa của nước Úc) có khả năng chống lại vi khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ (làm khô da, kích ứng, châm chích da…) nên lưu ý khi sử dụng. Cách dùng dầu tràm trà để ngừa mụn trứng cá: (Thực hiện 1 – 2 lần/ngày):
- Pha loãng dầu tràm trà với 9 phần nước nước trước khi sử dụng.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Đắp trà xanh lên da
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, chúng còn có dưỡng chất Polyphenol Catechin có khả năng chống viêm hiệu quả. Chất Epigallocatechin gallate được tìm thấy trong trà xanh có thể làm giảm nồng độ androgen trong cơ thể, giảm tiết bã nhờn, chống viêm, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn P. acnes.
- Dùng lá trà xanh đun trong nước sôi từ 3 – 4 phút, sau đó để nguội.
- Thoa nước trà xanh lên da bị mụn khoảng 30 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp lá trà xanh và mật ong cũng mang lại hiệu quả ngăn ngừa mụn
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy da chết để loại bỏ các lớp tế bào da chết ngoài cùng giúp lỗ chân lông thông thoáng, thúc đẩy các tinh chất dưỡng da thấm sâu vào da mang lại hiệu quả trị mụn. Bạn có thể tẩy tế bào chết bằng mặt nạ làm tại nhà như :
Tẩy tế bào chết bằng sữa chua
Sữa chua có chứa axit lactic, axit alpha-hydroxy (AHA) giúp hòa tan, loại bỏ các tế bào da chết, kích thích sự phát triển mới. Tẩy tế bào chết bằng axit lactic giúp da đều màu hơn.
- Cách 1: Dùng ngón tay thoa sữa chua nguyên chất lên mặt theo chuyển động tròn hoặc dùng bàn chải vuốt nhẹ. Để yên trong 20 phút rồi rửa sạch với nước.
- Cách 2: Mặt nạ sữa chua không đường và yến mạch: Dùng 1 hộp sữa chua không đường, 2 muỗng cà phê bột yến mạch. Cách nguyên liệu cần trộn đều để tạo thành hỗn hợp. Làm sạch da, thoa hỗn hợp lên da massage trong khoảng 10 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Tẩy tế bào chết bằng cà phê
- Cà phê xay có nhiều dưỡng chất tẩy tế bào chết, còn có caffeine giúp da căng mọng, chống lại các dấu hiệu lão hóa như: nếp nhăn, đốm đen.
- Mặt nạ bã cà phê và dầu ô liu: trộn hỗn hợp gồm 20ml dầu ô liu cùng 60 gam bã cà phê. Làm sạch da, thoa hỗn hợp lên da trong 15 phút, rồi rửa sạch với nước.
Dưỡng ẩm với nha đam
Nha đam chứa nhiều dưỡng chất chống viêm nên có thể giúp giảm sưng, giảm đau, chữa lành vết thương. Hợp chất Aloin được tìm thấy tự nhiên trong gel nha đam giúp giảm sắc tố, sáng các vùng tối trên da, cải thiện vết thâm do mụn để lại. Bạn có thể dùng nha đam trị mụn (mụn nhẹ) tại nhà bằng cách:
- Bẹ nha đam gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần thịt trắng bên trong, cắt nhuyễn.
- Dùng gel nha đam thoa lên những vùng da cần điều trị.
- Thư giãn 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước.
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo làm tăng lượng đường huyết khiến mức insulin tăng cao, nội tiết tố androgen hoạt động mạnh hơn, dẫn đến việc sản xuất bã nhờn quá nhiều làm viêm lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá.
Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp không chỉ hạn chế nguy cơ bị mụn trứng cá mà giúp ngừa một số bệnh: bệnh tiểu đường tuýp 2, các bệnh về tim mạch (do ổn định lượng cholesterol trong cơ thể). Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: Các loại hạt (hạt điều, đậu phộng), các loại đậu, ớt, bông cải xanh, cà chua, rau diếp, cà tím, dâu tây, táo, lê…
Kết luận
Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ mụn. Việc duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc da đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết là những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Hãy luôn lựa chọn các sản phẩm và liệu pháp dựa trên các nguồn thông tin uy tín và khoa học để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho làn da của bạn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.