Ngải cứu có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ việc sử dụng ngải cứu có thể bạn chưa biết!
Ngải cứu là một trong những loại thảo dược từ thiên nhiên phổ biến tại Việt Nam. Dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng tác dụng của ngải cứu mang đến cho sức khoẻ con người rất nhiều. Hãy cùng Pharmacy tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Ngải cứu là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của ngải cứu
Khi nói đến cây ngải cứu, đây là một loại cây không thể quen thuộc hơn với người dân Việt Nam. Chúng là loại cây thân thảo ưa ẩm, dễ sinh trưởng và sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le, có màu lục sẫm khi bị vò nát sẽ có mùi hắc hương thoảng.
Đặc biệt, trong loại cây này chứa nhiều Flavonoid và các amino acid có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh khác nhau trong y học. Đồng thời, trong ngải cứu còn chứa một lượng lớn tinh dầu, chúng rất tốt trong việc chống lại các loại côn trùng.
Ngải cứu là một loại cây dược liệu tốt cho sức khoẻ
Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe con người
Từ xa xưa, ông bà ta đã biết tận dụng lá ngải cứu để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy cây ngải cứu có tác dụng gì?
Hỗ trợ chữa bệnh về xương khớp
Ngải cứu là một loại thảo dược được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Theo đó, mọi người thường giã ngải cứu lấy nước cốt pha cùng mật ong hoặc giã nhuyễn dùng làm thuốc đắp khi bị đau nhức xương khớp, cũng như giúp lưu thông khí huyết, giảm viêm, hỗ trợ điều trị chứng thấp khớp, gai cột sống hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp với cây ngải cứu
Điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
Cũng với tính ấm, ngải cứu còn được xem là bài thuốc cực tốt trong việc giảm đau bụng kinh, đau lưng. Hơn nữa, chúng còn có khả năng điều hòa kinh nguyệt cho các chị em có kinh nguyệt không đều.
Ngải cứu có đặc tính ấm, nên được xem là bài thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cũng như giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, đau bụng khi tới ngày đèn đỏ hiệu quả.
An thai
Theo dân gian, tác dụng của ngải cứu còn có khả năng giúp an thai hết sức hiệu quả. Chính vì thế, khi phụ nữ mắc phải chứng tử cung lạnh, khó mang thai thì có thể sử dụng các bài thuốc từ loại cây này.
Trong đông y, ngải cứu được xem là bài thuốc giúp an thai hiệu quả, nhất là những trường hợp bị dọa sảy thai có thể sử dụng. Đồng thời, loại cây này còn thích hợp với những chị em mắc tình trạng tử cung lạnh, khó mang thai. Nhưng mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Cầm máu
Trong thành phần của ngải cứu còn có khả năng chống cầm máu, sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau,… Vậy nên, trong những trường hợp mọi người bị rắn cắn, bị thương, chảy máu ngoài da,… thì có thể giã ngải cứu đắp lên để giúp cầm máu, làm lành vết thương nhanh chóng.
Cầm máu hiệu quả với lá ngải cứu
Giảm thiểu tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay
Trong ngải cứu chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị tình tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt… khá tốt. Đặc biệt, khi gặp các tình trạng này bạn chỉ cần giã nhuyễn lá ngải cứu đắp lên vùng da bị ngứa hoặc đun nước tắm sẽ nhanh chóng hồi phục.
Lưu thông khí huyết
Theo nhiều nghiên cứu, ngải cứu có khả năng lưu thông khí huyết khá tốt. Vậy nên, với những ai thường xuyên chóng mặt, hoa mắt do khí huyết không được lưu thông thì có thể cân nhắc dùng ngải cứu.
Lưu thông khí huyết hiệu quả khi sử dụng ngải cứu
Phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp
Theo dân gian, ngải cứu thường được kết hợp với các vị thảo dược như: lá bưởi, khuynh diệp,… để trị cảm cúm, đau họng, ho khan,… dùng làm nước uống hoặc xông lên đều vô cùng hiệu quả.
Tác dụng giảm đau
Với những ai bị đau nhức cơ thể như đau lưng, tay, chân,… có thể lấy lá ngải cứu sao nóng, vò nát rồi chườm lên vùng bị đau nhức sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với việc xoa bóp hoặc châm cứu để phát huy tối đa tác dụng của cây thuốc này.
Ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng
Với lượng tinh dầu cực lớn trong cây ngải cứu, sẽ giúp làm giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn của các loại ký sinh trùng. Đồng thời, lá ngải cứu còn giúp sát khuẩn cực tốt để tránh bị viêm sưng về sau.
Hỗ trợ phòng chống nhhiễm ký sinh trùng hiệu quả với ngải cứu
Đặc tính chống oxy hóa
Theo nhiều nghiên cứu, trong ngải cứu có chứa chất thujone và chamazulene. Đây được xem là những chất chống stress oxy hóa trong cơ thể khá tốt. Vậy nên, đây được xem là bài thuốc hữu hiệu hiệu trong việc hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch, alzheimer cùng một số bệnh lý khác.
Chống viêm hiệu quả
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngải cứu có khả năng làm thuyên giảm bệnh Crohn. Đây là căn bệnh thường thấy ở viêm đường tiêu hóa, với các biểu hiện đi kèm như mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng,…
Chống viêm hiệu quả từ cây ngải cứu
Lợi tiểu
Theo nhiều nghiên cứu, ngải cứu là một bài thuốc hữu hiệu cho hệ tiêu hóa, nhất là giúp lợi tiểu. Vậy nên, việc sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ giúp phòng ngừa các bệnh về sỏi bàng quang, sỏi thân, giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể… hiệu quả.
Ăn nhiều ngải cứu có tốt không?
Ngải cứu có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, khi dùng trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng cần phải hết sức lưu ý. Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể khiến bạn bị ngộ độc và làm phản lại tác dụng.
Xem thêm: Ăn đường phèn nhiều có tốt không? Tác dụng của đường phèn đối với sức khoẻ bạn nên biết
Vậy nên, theo kiến nghị thì mỗi lần chỉ nên ăn nhiều nhất 5 ngọn và không nên dùng quá 3 lần/ tuần.
Gợi ý một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý từ ngải cứu
Hiện nay, có khá nhiều bài thuốc về ngải cứu để mọi người có thể tham khảo như sau:
- Trị mụn cóc, mụn cơm: Lá ngải cứu giã nhỏ dùng đắp lên mụn cóc hoặc mụn cơm mỗi ngày kéo dài trong khoảng 3-10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt;
- Trị mụn trứng cá: Lấy ngải cứu giã nhỏ rồi cũng đắp lên vùng mụn trứng cá, chờ 20 phút rồi rửa sạch. Hãy kiên trì là sẽ rất nhanh hết mụn.
- Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Sau khi giã nát ngải cứu, vắt lấy nước cốt rồi đem hòa vào nước tắm hàng ngày. Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy tác dụng phát huy.
- Trị bong gân: dùng lá ngải cứu tươi giã nát hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu rồi bó vào khu vực bong gân mỗi ngày/ 1 lần, còn nếu vùng bị đau và sưng tấy hơn thì nên làm 2 lần/ ngày. Bạn cũng có thể thay rượu thành giấm đều mang lại hiệu quả tương đương.
- Dưỡng da: Rửa sạch ngải cứu rồi chần qua, sau đó đem ra thái nhỏ, đun sôi trong 500ml nước khoảng 20 phút. Rồi hãy lọc bỏ bã, để nguội rồi dùng tương tự như nước hoa hồng.
- Trị cảm cúm: Dùng lá ngải cứu, vỏ bưởi, lá khuynh diệp đun với 2 lít nước, rồi đem ra để xông hơi trong vòng 15 phút, thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ rất nhanh trị được bệnh cảm.
Có nhiều bài thuốc trị bệnh hay từ cây ngải cứu
Những đối tượng nên và không nên dùng ngải cứu
Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì không nên sử dụng ngải cứu. Điển hình một số tình trạng như sau:
- Mang thai: Người mẹ đang mang thai không nên sử dụng ngải cứu để tránh bị sảy thai.
- Đang cho con bú.
- Động kinh: Thujone kích thích não bộ đồng thời còn có thể gây co giật. Ngoài ra, ngải cứu sẽ phản ứng với thuốc và làm tác dụng của các loại thuốc chống động kinh như gabapentin và và primidone;
- Bệnh lý tim: sử dụng ngải cứu trên những người có bệnh lý về tim đang điều trị Warfarin có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh lý ở thận: Ngải cứu rất độc cho người bị thận, làm tăng nguy cơ suy thận;
- Dị ứng.
Tốt nhất, việc sử dụng ngải cứu hay những loại thảo dược khác trong bất kỳ mục đích nào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của ngải cứu. Qua đó cũng có thể thấy đây là một bài thuốc quý, tốt cho sức khoẻ nhưng chỉ có lợi khi sử dụng đúng với liều lượng hợp lý. Nên mọi người cần tìm hiểu kỹ để giúp phát huy công dụng và tránh gây tác dụng phụ nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
Hải sâm: Giá trị dinh dưỡng & tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người
12 lợi ích bất ngờ khi ăn chuối tiêu mỗi ngày
Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng tránh ngộ độc bạn nên biết
Ăn việt quất mỗi ngày tốt cho sức khoẻ như thế nào? Bạn nên biết!