Ngộ độc Vitamin A - Rối loạn dinh dưỡng
Triệu chứng ngộ độc vitamin A
Triệu chứng chung khi ngộ độc vitamin A là buồn nôn, nôn mửa, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn ói, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ, uể oải, cáu gắt…
- Ngộ độc cấp tính: tăng áp lực nội sọ ,buồn ngủ ,khó chịu,đau bụng,buồn nôn, ói, đôi khi có thể bong da.
- Ngộ độc mạn tính:
- Triệu chứng ban đầu: tóc thô, rụng lông mày, da khô, thô, mắt khô, mờ mắt, môi nứt, nhạy cảm với ánh sáng, tiêu chảy.
- Sau đó có thiếu máu, đau đầu dữ dội, mất tập trung, tăng huyết áp nội sọ vô căn (giả u não) và mệt mỏi. Có thể có chứng tăng sinh vỏ xương và đau khớp, thường xảy ra ở trẻ em hơn. Dễ bị gãy xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.
- Ở trẻ em, ngộ độc vitamin A có thể gây ngứa, chán ăn, kém phát triển, xương sọ phồng, tầm nhìn đôi, nhãn cầu lồi, hôn mê.
- Ở phụ nữ có thai sinh con ra bị dị tật bẩm sinh.
Nguyên nhân ngộ độc Vitamin A
- Vitamin A là một chất hòa tan trong dầu, việc thải trừ lượng dư thừa vitamin A đã hấp thụ vào cơ thể khó hơn nhiều so với các loại vitamin tan trong nước. Vitamin thừa chưa tham gia vào quá trình chuyển hóa của ở thể sẽ tích tụ trong gan theo thời gian. Ngộ độc cấp tính xảy ra khi dùng liều 25.000 IU/kg và ngộ độc mãn tính diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng.
- Đa số ngộ độc Vitamin A do chế độ ăn uống không hợp lý, bổ sung lượng Vitamin A hoạt hóa sẵn tồn tại trong thực phẩm quá nhiều: sữa, gan, cá hồi, lòng đỏ trứng, thịt, ngũ cốc,
- Trẻ em vô tình nuốt phải lượng lớn vitamin A gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính.
- Sử dụng trong thời gian thuốc điều trị mụn trứng cá có chứa vitamin A.
Giải pháp điều tiết liều lượng Vitamin A trong cơ thể
- Bổ sung vitamin A mỗi ngày từ bên ngoài, có thể từ nguồn thực phẩm hoặc chế phẩm với liều lượng phù hợp cho từng đối tượng.
- Bổ sung vitamin A từ thực phẩm được ưu tiên, đây là giải pháp an toàn và lâu dài để cơ thể không thiếu hụt vitamin.
- Thực vật: các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ (như đu đủ, xoài, thanh long ruột đỏ, dâu tây), hay các loại rau có màu xanh đậm (bắp cải, súp lơ xanh, cải xoăn, rau ngót,…).
- Động vật: gan động vật (gan ngỗng, gan bò,…)- lưu ý các bệnh lý đang mắc phải như cao huyết áp, mỡ máu,… Vitamin A có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản, nhất là dầu và mỡ cá.
- Bổ sung vitamin A đường uống trong trường hợp thiếu hụt vitamin A hoặc khó khăn trong việc hấp thu vitamin A ( người có chế độ ăn uống nghèo nàn, người mắc bệnh tuyến tụy, bệnh về mắt, trẻ mắc bệnh lý như sởi, tiêu chảy tái phát nhiều lần,..). Sử dụng vitamin A dưới dạng viên nang mềm không bị ảnh hưởng bởi thời gian ăn uống.
- Bổ sung vitamin A đường tiêm trong trường hợp thiếu hụt nặng và phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 59 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc (mỗi năm có 2 đợt: đợt 1 vào tháng 6; và đợt 2 vào tháng 12)- ba mẹ chú ý để con trẻ bổ sung đầy đủ vitamin A.
Lưu ý khi sử dụng vitamin A
Những tác hại nghiêm trọng khi dùng quá liều vitamin A– đã trình bày ở trên: buồn nôn, nôn mửa, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn ói, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ, uể oải, cáu gắt…
Nhu cầu vitamin A mỗi ngày:
- Người lớn
- Nam giới: 900 mcg/ngày.
- Nữ giới: 700 mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai: 770 mcg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 1.300 mcg/ ngày.
- Trẻ em
- Trẻ sơ sinh 6 tháng: 400 mcg/ngày.
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 500 mcg/ngày.
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 300 mcg/ngày
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 400 mcg/ngày.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 600 mcg/ngày.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: 900 mcg/ngày.
Những đối tượng không nên dùng vitamin A liều cao:
- Phụ nữ có thai: bổ sung thừa vitamin A có thể gây ra các vấn đề quái thai nghiêm trọng như hở hàm ếch, các dị dạng về tim mạch, cơ, xương và hệ thần kinh trung ương trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bổ sung vitamin A theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kiểm soát liều vitamin A phù hợp.
- Trẻ em chưa được 6 tháng tuổi không được uống vitamin A liều cao: vì bé đã được bổ sung thông qua nguồn sữa mẹ
- Những trường hợp khác như: bị viêm gan, đang dùng thuốc điều trị bệnh về da có chứa Retinoid, đang dùng thuốc chống đông máu.