Phù tay khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân và cách giảm tình trạng này
Phù tay khi mang thai tháng cuối là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Không chỉ xuất hiện ở tay, ngón tay mà còn ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân và mặt. Hiện tượng này đã ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cũng như vấn đề sinh hoạt hàng ngày của bà bầu.
Nguyên nhân dẫn đến phù tay khi mang thai tháng cuối
Trong quá trình mang thai, hàm lượng chất lỏng trong cơ thể người mẹ tăng lên. Theo nghiên cứu, tổng lượng nước trong cơ thể lúc này có thể tăng lên đến 8 lít nước, tương đương khoảng 33 cốc nước. Khi lượng nước tăng lên thì đồng thời thể tích huyết tương cũng tăng lên từ 30% – 50%. Với một lượng chất lỏng lớn như vậy, một phần chúng sẽ ở trong các tế bào nhằm đảm bảo chức năng hoạt động của mình. Phần còn lại, chúng sẽ đọng lại ở bên ngoài tế bào nhằm bổ sung oxy, bài trừ chất thải cũng như duy trì ổn định dòng điện phân.
Vì vậy, hiện tượng bà bầu bị sưng ngón tay, nhất là những tháng cuối của giai đoạn thai kỳ thì sẽ càng biểu hiện rõ hơn.
Nguyên nhân dẫn đến phù tay khi mang thai tháng cuối chủ yếu là do:
- Huyết tương tăng lên: Hiện tượng này là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nhau thai cũng như các cơ quan trong cơ thể bà bầu. Nhất là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, hàm lượng máu của bà bầu sẽ đạt đến mức cao nhất. Điều này dẫn đến hiện tượng phù nề tay lên đến mức đỉnh điểm ở giai đoạn này.
- Nồng độ Natri tăng: Natri là thành phần tác động đến cách mà cơ thể người mẹ hấp thụ và xử lý nước. Do vậy, nồng độ Natri chỉ tăng nhẹ một chút cũng đã dẫn đến hiện tượng phù nề, nhất là phù tay khi mang thai tháng cuối.
Huyết tương tăng lên là nguyên nhân gây ra phù tay khi mang thai tháng cuối.
Bà bầu phù tay khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Hiện tượng sưng phù khi mang thai là một điều bình thường hay gặp, nhất là ở ngón tay, ở chân, mắt cá chân và bàn chân. Đối với hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối, cơn đau nhức sẽ xuất hiện từ từ. Mặc dù không nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi, nhưng nó mang đến sự khó chịu, không thoải mái cho người mẹ.
Đối với trường hợp phù tay bình thường thì thường có những biểu hiện như sau:
- Thường xuyên đau nhức vào buổi tối hơn ban ngày;
- Xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ;
- Cơn đau nhức sẽ diễn ra chầm chậm;
- Cơn đau xảy ra ở tay và hai chân.
Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức do phù tay khi mang thai giai đoạn cuối tăng lên một cách đột ngột và diễn ra dữ dội, có thể được coi là triệu chứng của tiền sản giật, cục máu đông.
Cách làm giảm hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối
Tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối đã khiến không ít bà bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu. Dưới đây là một số cách làm giảm tình trạng này, cụ thể:
- Ngủ nghiêng về phía bên trái: Khi bà bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, đồng thời tĩnh mạch mang máu khử đi oxy từ nửa dưới của cơ thể tới tâm nhĩ phải của tim. Ngoài ra, khi nằm nghiêng về bên trái còn giúp giảm trọng lượng của thai nhi lên gan và tĩnh mạch chủ của bà bầu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bà bầu có thể chuyển đổi tư thể nằm sang bên phải cho đỡ mỏi, nhưng nằm nghiêng về bên trái ngay khi có thể nhé. Không nên nằm ngửa bởi vì có thể gây ra giãn tĩnh mạch chủ dưới.
- Uống nhiều nước: Mặc dù tích tụ nước là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối, nhưng bà bầu vẫn nên uống nhiều nước để giúp giảm hiện tượng tích trữ nước bằng việc bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Ăn uống lành mạnh và hợp lý: Bà bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm nhiều muối dẫn đến tăng nồng độ Natri gây ra sưng phù. Vì vậy, bà bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, ăn nhiểu thực phẩm giàu protein, các loại trái cấy, rau củ quả giàu vitamin, không nên ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Xoa bóp và massage tay: Cách massage tay bằng dầu mùi tạt hoặc dầu hạt lạnh có tác dụng khá hiệu quả trong việc làm giảm sưng, phù tay khi mang thai trong giai đoạn cuối. Xoa bóp và massage tay cũng vừa giúp bà bầu giảm đau nhức vừa giúp thư giãn các khớp xương.
- Tập thể dục: Bà bầu nên thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập dành riêng cho bà bầu như đi bộ, yoga, các bài tập khởi động tay, cử động các khớp. Điều này giúp làm lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng tê tay. Cần tránh đi giày cao gót, mặc quần áo chật hoặc đeo các vật trên tay để không làm mạch máu không lưu thông một cách dễ dàng.
- Khám thai định kỳ: Khám thai theo định kỳ khi mang thai là rất quan trọng để chuẩn đoán và xử lý các biểu hiện sưng phù tay nghiêm trọng. Ngoài ra, khám thai thường xuyên cũng giúp kiểm tra sức khoẻ của bản thân và thai nhi.
Trên đây là những cách giảm hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bà bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách dễ dàng và an toàn.
Các câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Phù tay khi mang thai tháng cuối là gì?
Đáp án: Phù tay khi mang thai tháng cuối là tình trạng sưng tấy và phù nề ở tay, ngón tay, bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân của bà bầu trong giai đoạn thai kỳ cuối.
2. Phù tay khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Đáp án: Hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối không nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi, nhưng nó mang đến sự khó chịu và không thoải mái cho người mẹ.
3.Có cách nào để giảm hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối không?
Đáp án: Có một số cách giảm hiện tượng phù tay khi mang thai tháng cuối bao gồm ngủ nghiêng về phía bên trái, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và hợp lý, xoa bóp và massage tay, tập thể dục và khám thai định kỳ.
4. Phù tay khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không?
Đáp án: Đa số trường hợp phù tay khi mang thai tháng cuối chỉ là tình trạng bình thường, nhưng nếu phù tay tăng lên một cách đột ngột và diễn ra dữ dội, có thể là triệu chứng của tiền sản giật, cục máu đông.
5. Khi nào nên thăm khám bác sĩ nếu bị phù tay khi mang thai tháng cuối?
Đáp án: Nếu cơn đau nhức do phù tay khi mang thai tháng cuối tăng lên một cách đột ngột và diễn ra dữ dội, nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nguồn: Tổng hợp
