Dấu hiệu và nguyên nhân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng phức tạp. Người mắc bệnh thường sẽ có những thay đổi về trạng thái tâm lý, ngoài ra tác động bệnh tiêu cực lên sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Dấu hiệu mắc bệnh rối loạn lưỡng cực
Bệnh rối loạn lưỡng cực có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau đây:
Dựa vào các dấu hiệu về cảm xúc
- Khi người bệnh ở trạng thái hưng cảm: bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực…
- Khi ở trạng thái trầm cảm: người bệnh cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ…
Dựa vào các dấu hiệu về hành vi
Ở trạng thái rối loạn lưỡng cực hưng cảm:
- Bệnh nhân sẽ ăn uống nhiều hơn
- Hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng
- Khả năng quyết định suy giảm
- Người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
- Cảm xúc hân hoan không phù hợp
- Tăng ham muốn tình dục
Ở trạng thái trầm cảm:
- Người bệnh sẽ ăn ít đi
- Lười vận động
- Không thích giao tiếp với cộng đồng
- Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử
Bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng của người bệnh cũng sẽ thay đổi theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo mùa..
Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được sự tư vấn và điều trị của các chuyên gia y tế.
Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực
Nguyên nhân cụ thể của bệnh rối loạn lưỡng cực hiện nay các nhà khoa học vẫn không rõ, tuy nhiên có một số yếu tố có thể tham gia trong việc gây ra và kích hoạt những cơn lưỡng cực như:
- Sự thay đổi các quá trình sinh học trong cơ thể: ở những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não. Tầm quan trọng của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh.
- Các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể: sự mất cân bằng tự nhiên của những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực và các rối loạn về tâm trạng khác.
- Các nội tiết tố: mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra rối loạn lưỡng cực.
- Di truyền: bệnh rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người có anh chị em hoặc cha mẹ đã mắc bệnh.
- Môi trường: môi trường sống và làm việc căng thẳng hay trải nghiệm các đau thương đáng kể có thể đóng vai trò quan trọng gây ra rối loạn lưỡng cực.
Cách phòng ngừa bệnh
Khó có thể phòng ngừa rối loạn tâm lý, nhưng bạn có thể tự giúp mình gia tăng nguồn sức mạnh bản thân khi đối diện với thử thách cuộc sống.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện tâm trạng và sức khỏe
- Có các mối quan hệ lành mạnh
- Tăng cường tiếp xúc, trò chuyện với mọi người, tham gia hoạt động xã hội hoạt động tập thể, đi du lịch
- Ngủ đủ giấc và không lạm dụng chất kích thích
Người bệnh nhận diện ra các triệu chứng càng sớm thì khả năng phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng càng cao. Những thay đổi dù là nhỏ trong tâm trạng, giấc ngủ, năng lượng, sự hấp dẫn giới tính, khả năng tập trung, động lực, suy nghĩ về cái chết, thậm chí cả những thay đổi trong cách giữ vệ sinh cơ thể hay trang phục cũng có thể là dấu hiệu sớm khởi phát bệnh.
Kết luận
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần phức tạp nhưng có thể kiểm soát và điều trị nếu nhận diện sớm các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường trong cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như cảm xúc phấn khích tột độ hoặc trầm cảm sâu sắc. Quan trọng hơn, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, và tạo dựng các mối quan hệ xã hội tích cực, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.