Rối Loạn Nhịp Tim: Đánh Giá Mức Độ và Những Gì Bạn Cần Biết
Rối loạn nhịp tim, tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều, là một trong những vấn đề sức khỏe tim mạch phổ biến nhưng thường bị hiểu nhầm về mức độ nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc: Rối loạn nhịp tim có thực sự nguy hiểm không, và làm thế nào để biết nếu bạn đang gặp phải vấn đề này? Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cái nhìn sâu rộng về các loại rối loạn nhịp tim, từ những dạng nhẹ, có thể quản lý tại nhà, đến các hình thức nghiêm trọng đòi hỏi can thiệp y tế khẩn cấp. Chúng tôi sẽ khám phá các nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị hiện đại, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
Rối loạn nhịp tim là gì?
- Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm.
- Rối loạn nhịp tim gồm có các loại:
- Rối loạn nhịp nhanh: Loạn nhịp tim nhanh có tần số thất nhanh (>100 nhịp/phút ở người lớn đang nghỉ ngơi)
- Rối loạn nhịp chậm: Loạn nhịp chậm có tần số thất chậm (<60 nhịp/phút ở người lớn).
- Rung nhĩ: Rung nhĩ thường xảy ra ở buồng tim phía trên của tim (tâm nhĩ), chiếm khoảng 1/3 các trường hợp bệnh loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ, nhịp tim tăng nhanh đột ngột, có thể từ 140 – 180 nhịp/phút, tâm nhĩ rung chứ không đập được khiến máu không thể tống xuống buồng tim dưới (buồng thất), hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ não.
- Rung nhĩ đặc biệt nghiêm trọng với người bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch vành, viêm tắc phế quản mạn tính bởi khi xuất hiện các cơn rung ở tâm nhĩ tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
- Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất làm tim bơm máu khi tâm thất chưa đủ máu nên người bệnh thường có các dấu hiệu mệt mỏi. Căn nguyên của bệnh là do sẹo sau khi phẫu thuật tim mạch hoặc sẹo do bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ gây ra.
- Rung thất: Là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, thể nặng của nhịp nhanh thất. Rung thất là tình trạng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột, thậm chí là tử vong do máu không được bơm ra khỏi tim.
- Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần đó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Trong rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp nhanh thường gây nguy hiểm hơn cho người bệnh. Tất cả các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
- Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện bất thường ở tim, nên lập tức thăm khám bác sĩ để phòng tránh những biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra.
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim
- Triệu chứng của bệnh nhân bị rối loạn nhịp timrất đa dạng với mức độ từ nhẹ đến nặng.
- Xuất hiện các cơn khó thở.
- Thở ngắn, hồi hộp, lo lắng
- Choáng váng, chóng mặt, cảm giác mất cân bằng.
- Đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng.
- Có cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi đập mạnh trở lại.
- Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén.
- Người mệt mỏi, yếu do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả.
- Dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu: Đây là triệu chứng nặng nhất của rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng này cảnh báo bệnh tim nặng và đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng như ngất xỉu khi đang lái xe, leo cầu thang. Nếu bệnh nhân bỗng nhiên bị ngất thì cần phải tìm rõ nguyên nhân để xử trí điều trị bệnh sớm.
Biến chứng của rối loạn nhịp tim
- Suy tim: Khi tim bị loạn nhịp, hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm sút. Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
- Đột quỵ: Do máu ứ đọng lại tại buồng tim tạo ra các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ tim.
- Một số biến chứng khác người bệnh có thể mắc phải: ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…
Biện pháp phòng ngừa rối loạn nhịp tim
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh
- Sử dụng các sản phẩm tốt cho tim mạch: trái cây, rau củ, cá,.. Đối với người bị tim, nên ăn ít muối. Hạn chế các thức ăn quá mặn, các thực phẩm đóng hộp,…
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, không thức khuya
- Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để khỏe mạnh hơn, giảm được stress
Kết luận:
Rối loạn nhịp tim là một tình trạng có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh lý này và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng là bạn cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tim mạch, duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ. Đừng ngần ngại tìm kiếm thông tin và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có thể ứng phó hiệu quả với rối loạn nhịp tim, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu.