Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Chế Độ Ăn Uống và Sinh Hoạt Tối Ưu
Việc hiểu rõ về rối loạn thần kinh thực vật, nhận diện các triệu chứng và biết cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố cần kiêng cữ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm hỗ trợ người bị rối loạn thần kinh thực vật duy trì sức khỏe tốt hơn.
Những điều cần biết về rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật. Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi… Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.
Chức năng thực vật được chia thành chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, có thể gây tổn thương dây thần kinh.
- Bệnh tự miễn: Như bệnh lupus hoặc bệnh đa xơ cứng.
- Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh Lyme hoặc HIV.
- Di truyền: Một số dạng rối loạn thần kinh tự chủ có thể do di truyền.
- Chấn thương: Chấn thương cột sống hoặc các khu vực khác có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh tự chủ.
Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể rất đa dạng và phụ thuộc vào phần nào của hệ thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Tim mạch: Nhịp tim không đều, huyết áp thấp hoặc cao, ngất xỉu hoặc chóng mặt
- Tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón, khó nuốt, buồn nôn hoặc nôn
- Tiết niệu và sinh dục: Khó tiểu hoặc tiểu không kiểm soát, rối loạn chức năng tình dục
- Điều hòa nhiệt độ và mồ hôi: Ra mồ hôi nhiều hoặc ít, không thể điều chỉnh thân nhiệt
Người bị rối loạn thần kinh thực vật thì nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:
- Các vitamin nhóm B như B1, B6, B9, B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Vitamin B1 giúp chuyển hóa carbohydrate, tăng cường sức khỏe thần kinh và tim. Trong khi đó, B6, B9, B12 kích thích tiết homocysteine để tăng nhịp tim.
- Các thực phẩm giàu vitamin B: chuối, ngũ cốc, óc chó, các loại đậu.
Thực phẩm giàu protein:
- Protein rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Không chỉ cung cấp năng lượng, protein còn tham gia vào quá trình sản xuất, hình thành các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh.
- Các thực phẩm giàu Protein: Thịt nạc (gà, cá bò nạc,…), đậu nành,…
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh:
- Nhiều nghiên cứu cho biết, omega 3 và omega 6 là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe thể chất và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chúng cũng liên quan đến hoạt động của tim mạch, cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Sự thiếu hụt omega 3 và omega 6 là nguyên nhân khiến hệ thần kinh kém phát triển, gây suy giảm trí nhớ, trẻ nhỏ kém thông minh, còi xương,…
- Các thực phẩm giàu Omega 3,6: Dầu olive, dầu cá, các loại hạt, bơ,…
Thực phẩm giàu chất xơ:
- Rau xanh là thực phẩm nên dùng hàng ngày dù bạn có bị bệnh hay không. Ở những người rối loạn thần kinh thực vật gây táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… Bổ sung nhiều rau xanh là cực kỳ cần thiết để cải thiện tình trạng này.
- Các thực phẩm giàu chất xơ: Rau cải xanh, rau bina,…
Các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C:
- Vitamin C chứa nhiều lợi ích không chỉ với sức khỏe mà còn trong làm đẹp. Bổ sung vitamin C giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần minh mẫn. Với người bệnh rối loạn thần kinh thực vật, có sức đề kháng suy giảm, gặp vấn đề về tim mạch, nhất định không thể bỏ qua vitamin C.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt,..
Người rối loạn thần kinh thực vật nên kiêng gì?
- Hạn chế các thực phẩm đồ ăn nhiều mỡ bão hòa: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh quy, bánh ngọt công nghiệp.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa cồn: Rượu, bia, cocktail. Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và gây ra mất cân bằng điện giải.
- Không nên sử dụng các kích thích: cà phê, nước tăng lực,…
- Hạn chế ăn nhiều muối: Đồ ăn nhanh, đồ hộp, snack, thực phẩm chế biến sẵn. Quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, gây giữ nước và làm tăng áp lực lên hệ thần kinh tự chủ.
- Hạn chế đồ ăn, thức uống có nhiều đường: Lượng đường cao có thể gây biến động đường huyết, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.