Các loại rối loạn tiêu hóa thường gặp
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bị. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành chất dinh dưỡng có thể hấp thu qua ống tiêu hóa để vào máu. Hệ thống tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, táo bón… đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Thực chất, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh khác gây ra như: viêm đại tràng, viêm ruột,… Tình trạng này không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu điều trị chậm, không triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu cho người bị
Các loại rối loạn tiêu hóa thường gặp
Rối loạn tiêu hóa không do bệnh lý
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa nhưng không phải bệnh lý ví dụ như đối với trẻ do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…
Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.
Hoặc trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn…
Sử dụng kháng sinh không đúng cách dễ gây rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý
Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy… còn là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường ruột như: Viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng; viêm đại tràng… gây ra.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như:
- Đau bụng: Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ mà tình trạng đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người bị đau âm ỉ, nhưng có người lại bị đau một cách dữ dội. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, dọc khung đại tràng và ở phía sau lưng.
- Đầy hơi, chướng bụng: Vùng bụng thường xuyên có cảm giác căng tức giống như ăn no cho dù bạn không ăn gì. Khi vận động, thấy bụng ì ạch khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên bị ợ chua, buồn nôn….
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí xen kẽ triệu chứng vừa tiêu chảy và táo bón. Phân không thành khuôn, rắn nát bất thường. Mặc dù triệu chứng này diễn ra rất chậm nhưng lại chuyển biến nhanh theo cấp độ ngày một nặng.
- Nôn mửa: Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho việc hấp thu thức ăn của người bệnh bị giảm sút. Thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản. Gây nên tình trạng nôn mửa.
- Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.
- Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy đối tượng. Với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non nớt, thành ruột rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Vì thế, ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có dấu hiệu khó nhận biết hơn so với người trưởng thành.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa nói chung, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Đối với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.
- Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
Tránh ăn quá no hoặc quá đói
Uống nhiều nước cải thiện đường tiêu hóa
- Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.
Tóm lại, Rối loạn tiêu hóa tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, nếu có các dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời