Sổ mũi là gì? Cách trị sổ mũi an toàn, hiệu quả ngay tại nhà!
Sổ mũi hay còn gọi là chảy nước mũi, là tình trạng dịch nhầy ở mũi tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích ứng như virus, vi khuẩn, hoặc các hạt bụi. Tuy nhiên, khi tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống, cùng Pharmacity tìm hiểu về tình trạng này cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà ngay nhé!
Tổng quan về tình trạng sổ mũi
Sổ mũi hay còn gọi là chảy nước mũi, là tình trạng dịch tiết trong mũi tăng lên quá mức bình thường. Dịch mũi này có thể chảy ra ngoài qua lỗ mũi hoặc chảy xuống họng. Màu sắc của dịch mũi rất đa dạng, từ trong suốt đến đục, vàng, xanh, thậm chí có thể lẫn máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chảy nước mũi có thể đi kèm với triệu chứng nghẹt mũi.
Sổ mũi là một triệu chứng khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do cảm lạnh, cúm hoặc một số nguyên nhân khác như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, dị vật trong mũi, khi tiếp xúc với các chất kích thích (hóa chất, khói thuốc lá) hoặc do mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.
Giới thiệu tổng quan về tình trạng sổ mũi
Cách trị sổ mũi an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sổ mũi tại nhà khác nhau, bạn có thể sử dụng một số cách như sau:
Cách hết sổ mũi bằng việc uống nhiều nước
Sổ mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh, cúm nhưng bạn có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách uống nhiều nước. Khi cơ thể thiếu nước, chất nhầy trong mũi trở nên đặc quánh, gây khó khăn cho việc thở và dễ dẫn đến các biến chứng khác.
Việc uống đủ nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy, đẩy nhanh quá trình đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp làm ẩm đường hô hấp, giảm tình trạng khô rát họng. Để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn nên kết hợp uống nhiều nước với các biện pháp chăm sóc khác như nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và giữ ấm cơ thể.
Cách hết sổ mũi bằng việc uống nhiều nước
Uống trà nóng
Uống trà nóng là một trong những mẹo chữa sổ mũi cho người lớn từ dân gian đơn giản và hiệu quả. Khi thưởng thức một tách trà nóng, hơi nước bốc lên sẽ giúp làm ấm và làm dịu niêm mạc mũi, giảm sưng và thông thoáng đường thở. Đồng thời, các thành phần có trong một số loại trà như hoa cúc, gừng còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, đặc biệt hữu ích khi sổ mũi kèm theo đau họng.
Để tăng cường hiệu quả, bạn nên chọn các loại trà không chứa caffeine, vừa tốt cho sức khỏe lại không gây kích ứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà nóng chỉ là giải pháp hỗ trợ, không thể thay thế việc điều trị bằng thuốc khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Điều trị tình trạng chảy mũi nước bằng uống trà nóng
Xông hơi mặt
Xông hơi mặt là một phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng để giảm triệu chứng sổ mũi. Theo các nghiên cứu, việc hít thở hơi nước nóng giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi và rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Để thực hiện liệu pháp xông hơi dân gian tại nhà, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: Một nồi nước nóng (không quá sôi), một chiếc khăn lớn và vài giọt tinh dầu (khuynh diệp, bạc hà, gừng,…) nếu có.
- Cách thức hiện: Đun sôi một nồi nước với các loại lá xông có sẵn như lá chanh, lá sả, tía tô,… sau đó, mở hé nắp nồi để hơi nước nóng thoát ra. Dùng một chiếc khăn lớn trùm kín đầu và nồi nước, tạo thành một không gian nhỏ để hứng hơi nước. Từ từ hít thở sâu bằng mũi trong khoảng 10 – 15 phút.
Lưu ý: Không nên để nước quá sôi, tránh bị bỏng, trong quá trình xông, nếu cảm thấy quá nóng hoặc khó chịu, hãy mở khăn ra để hít thở không khí.
Xông hơi mặt là một phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng
Tắm với nước ấm
Chảy mũi là triệu chứng thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện tại nhà để giảm thiểu tình trạng này là tắm nước ấm. Giống như khi uống trà nóng hay xông hơi, việc tắm bằng nước ấm giúp cơ thể hít thở hơi nước, làm loãng dịch nhầy trong mũi, từ đó giúp thông thoáng mũi và giảm sổ mũi đáng kể.
Để tăng hiệu quả, bạn nên để tia nước ấm từ vòi sen, rồi phun trực tiếp lên vùng xoang mũi. Ngoài tác dụng làm thông mũi, tắm nước ấm còn mang lại cảm giác thư giãn, xua tan mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác do cảm cúm gây ra.
Tắm với nước ấm giúp cơ thể hít thở hơi nước
Cách trị sổ mũi bằng rửa mũi
Rửa mũi bằng dụng cụ chuyên dụng là một phương pháp hiệu quả và phổ biến để làm sạch mũi xoang, giảm triệu chứng sổ mũi. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bình rửa mũi và dung dịch nước muối sinh lý. Khi sử dụng, hãy nghiêng đầu và nhẹ nhàng đổ dung dịch vào một bên mũi, để dung dịch chảy qua mũi bên kia. Thao tác này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy, giúp thông thoáng mũi và giảm tình trạng viêm nhiễm.
Cách trị sổ mũi bằng phương pháp rửa mũi
Ăn cay để trị sổ mũi
Khi chúng ta ăn đồ cay, chất capsaicin trong ớt sẽ kích thích các dây thần kinh, gây ra phản ứng tiết dịch ở mũi. Điều này nghe có vẻ trái ngược, nhưng chính việc kích thích này lại giúp làm giảm tình trạng nghẹt và sổ mũi. Cứ như thể khi miệng bị cay, cảm giác này sẽ át đi các triệu chứng khó chịu ở mũi, giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, để áp dụng cách trị sổ mũi này, bạn cần lưu ý, nếu không quen ăn cay, hãy bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần. Ngoài ớt, bạn có thể thay thế bằng các loại gia vị khác như tiêu, wasabi, cải ngựa hoặc gừng. Chúng đều có tác dụng tương tự trong việc làm thông mũi. Tuy nhiên, cần lưu ý việc ăn quá cay có thể gây ra các tác dụng phụ như bỏng rát miệng, nóng bừng mặt và ù tai,…
Ăn cay có chất capsaicin trong ớt sẽ kích thích các dây thần kinh
Sử dụng Capsaicin
Capsaicin là thành phần tạo nên vị cay của ớt, không chỉ nổi tiếng với các công dụng như kháng khuẩn, giảm đau mà còn có tiềm năng trong việc điều trị chảy mũi nước. Tuy nhiên, việc sử dụng capsaicin để chữa sổ mũi cần hết sức thận trọng và chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do tính chất kích ứng cao, capsaicin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên được xem như là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
Capsaicin tạo nên vị cay của ớt với các công dụng như: Kháng khuẩn, giảm đau,…
Các phương pháp chữa sổ mũi tại nhà thường mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và điều trị dứt điểm bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ khi gặp các dấu hiệu như chảy mũi nước kéo dài, dịch mũi có màu bất thường, đau đầu, sốt,… Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.