Tại sao không cảm thấy buồn ngủ? tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp
Việc hiểu rõ nguyên nguyên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm biện pháp khắc phục sớm tình trạng này, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống. Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng sống. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ có tác động không nhỏ đến sức khỏe thần kinh, công việc và chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao không cảm thấy buồn ngủ? Cùng đi vào tìm hiểu rõ nguyên nhân trong bài viết dưới đây để có biện pháp khắc phục phù hợp nhé!
Tại sao không cảm thấy buồn ngủ? Đi tìm nguyên nhân
Nhiều người phàn nàn rằng dù lên giường nằm rất sớm nhưng cứ trằn trọc và không tài nào chợp mắt được, dù cố gắng cũng chỉ chợp mắt vài phút lại tỉnh. Thậm chí, cả ngày không có cảm giác buồn ngủ. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tinh thần không không tỉnh táo, quầng thâm xuất hiện quanh mắt. Nhìn chung, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như:
- Caffeine: Thời gian bán hủy trung bình của caffeine khoảng 5 giờ, nên không ngạc nhiên khi nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ 200mg caffeine trước khi ngủ khoảng 16 tiếng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một nghiên cứu khác vào năm 2013 đã cho kết quả rằng, uống 400mg caffeine trước khi đi ngủ khoảng 6 tiếng hoặc ít hơn khoảng thời gian này có thể gây rối loạn giấc ngủ. Do vậy, các bác sĩ thường khuyến nghị nên hạn chế tiêu thụ caffeine trước khi đi ngủ ít nhất 4 – 6 giờ.
- Ngủ trưa quá nhiều: Tình trạng không buồn ngủ vào ban đêm có thể xảy ra do thói quen ngủ trưa quá nhiều (hơn 2 tiếng/ngày). Thông thường, một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và cải thiện hiệu suất làm việc. Nhưng nếu ngủ trưa quá lâu có thể khiến tinh thần mệt mỏi, dễ bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm.
- Trầm cảm: Trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn không có cảm giác buồn ngủ. Tình trạng này có thể gây rối loạn nhịp sinh học, khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ. Nếu mất ngủ kèm theo các triệu chứng như buồn phiền, tâm trạng chán nản, ăn uống không ngon miệng kéo dài trên 2 tuần, bạn cần gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ.
- Thói quen xấu trước giờ ngủ: Nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên thì nguyên nhân có thể do những thói quen xấu trước khi đi ngủ. Điều này có thể bao gồm: sử dụng chất kích thích như rượu bia hoặc cà phê trước khi ngủ, sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ăn quá no.
- Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện ra rằng, việc thay thế 5% lượng calo mỗi ngày từ protein bằng chất béo bão hòa hoặc carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày.
Tình trạng không cảm thấy buồn ngủ nguy hiểm như thế nào?
Sau khi giải đáp cho câu hỏi tại sao không cảm giác buồn ngủ, hãy cùng tìm hiểu tác hại của tình trạng này đến sức khỏe nhé! Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy lờ đờ mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung gây gián đoạn công việc và cuộc sống hàng ngày. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều bệnh lý và gây hại cho sức khỏe tổng thể như:
- Tăng nguy cơ teo não và đột quỵ
- Rối loạn tâm lý và cảm xúc
- Nguy cơ béo phì
- Ảnh hưởng xấu đến làn da
- Suy giảm sinh lý
- Ảnh hưởng đến tim mạch
Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và chất lượng?
Một lịch trình ngủ và thức dậy nhất quán và đều đặn sẽ giúp nhịp sinh học được duy trì ổn định. Nếu bạn không có cảm giác buồn ngủ, có thể áp dụng thử một số phương pháp sau:
- Thiết lập khung giờ ngủ cố định mỗi ngày.
- Giữ phòng ngủ tối và mát mẻ, trong khoảng 20 – 24 độ C.
- Cân nhắc để điện thoại cũng như các thiết bị điện tử ở phòng khác.
- Nếu tiếng ồn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, hãy thử sử dụng tạo tiếng ồn trắng hoặc nút tai.
Bên cạnh đó, có thể thực hiện các hoạt động giúp thư giãn trước khi đi ngủ như thiền định, đọc sách hoặc viết nhật ký. Ngoài ra, sự lo lắng trước khi ngủ có thể khiến não bộ hoạt động vào ban đêm. Do vậy, bạn hãy dành ra khoảng 20 – 30 phút để giải quyết những lo lắng này, lý tưởng là ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Hoặc viết nhật ký về những điều bạn lo lắng và tìm giải pháp cho những mối lo đó.
Nếu đã thử các biện pháp trên nhưng tình trạng không cải thiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Dựa vào đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và giúp bạn ngủ ngon hơn. Đồng thời, không nên lạm dụng thuốc melatonin, ambien, benadryl vì có gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được cho thắc mắc tại sao không cảm giác buồn ngủ. Từ đó tìm được cách khắc phục phù hợp để giữ nhịp sinh học ổn định và có được giấc ngủ chất lượng.
FAQ
- Tôi uống nhiều cà phê vào buổi tối có giúp tôi ngủ ngon không?
Việc uống nhiều caffeine trước khi đi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Caffeine có thể kéo dài thời gian để bạn thức tỉnh và giảm khả năng buồn ngủ. Do đó, hạn chế tiêu thụ caffeine ít nhất 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt hơn. - Tại sao ngủ trưa quá nhiều lại gây tình trạng không cảm giác buồn ngủ vào ban đêm?
Ngủ trưa quá nhiều có thể làm tăng sự tỉnh táo và làm giảm khả năng buồn ngủ vào ban đêm. Để có giấc ngủ tốt vào buổi tối, hạn chế thời gian ngủ trưa dài hơn 15 – 20 phút. - Trầm cảm có thể làm tôi không buồn ngủ?
Đúng, trầm cảm có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm cho bạn không cảm giác buồn ngủ. Nếu mất ngủ kéo dài kèm theo triệu chứng trầm cảm, hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. - Thói quen xấu trước giờ ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Các thói quen xấu trước giờ ngủ như sử dụng chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử hoặc ăn quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cố gắng hạn chế những thói quen này trước khi đi ngủ để giữ giấc ngủ tốt. - Chế độ ăn kiêng có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Việc thay đổi lượng calo từ protein sang chất béo bão hòa hoặc carbohydrate có thể khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày. Cố gắng duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để có giấc ngủ tốt.
Nguồn: Tổng hợp