Tìm hiểu vai trò của Vitamin B1 đối với sức khoẻ
Vitamin B1, còn gọi là thiamin, là một hợp chất sulfur hữu cơ quan trọng đối với sức khỏe. Dưới dạng tinh thể màu trắng, nó tan trong nước và cần thiết cho quá trình trao đổi chất, bao gồm glucose, axit amin và lipid, cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò của vitamin B1
qua viết dưới đây.
Những thông tin cần biết về Vitamin B1 (Thiamine)
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin, là một loại vitamin tan được trong nước. Vitamin B1 đóng vai trò thiết yếu đối với hoạt động của các mô và cơ quan trong cơ thể người, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sở dĩ được gọi là vitamin B1 vì đây là loại vitamin B đầu tiên được phát hiện ra.
Vitamin B1
Có thể tìm thấy vitamin B1 trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như nấm men, các loại đậu, ngũ cốc, thịt lợn,… hoặc trong một số loại vitamin tổng hợp.
Chỉ định
Điều trị và phòng bệnh thiếu thiamin. Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beriberi, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.
Một số thực phẩm giàu Vitamin B1
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với thiamin và các thành phần khác của chế phẩm.
Công dụng của vitamin B1 đối với cơ thể
Vitamin B1 có vai trò duy nhất duy trì thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hoá các chất thịt (đạm), mỡ. Do thiếu vitamin B1 làm chuyển hoá mỡ, đạm rối loạn gây tê phù (Beriberi), phù nề gây hoại tử tổ chức và xuất hiện hội chứng tê bì với các biểu hiện mệt mỏi các cơ bắp; các chi có cảm giác tê tê, bì bì; phản xạ gân xương giảm hoặc mất kèm theo phù nề mặt trước xương chầy. Với những trường hợp nặng có thể có khi biểu hiện suy tim, đau bụng cấp, hôn mê.
Liều dùng vitamin B1 thích hợp
- Cách dùng: Thiamin thường được dùng theo đường uống. Nếu liều cao, nên chia thành các liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu.
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch khi rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 phút.
- Liều dùng:
Người lớn:
Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống hàng ngày. Nặng: liều có thể tới 100 mg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Hội chứng Werni: Nên tiêm tĩnh mạch, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 – 6 giờ. Sau đó, hàng ngày tiêm 50 – 100 mg/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân trở lại bình thường, được cân bằng bởi chế độ ăn. Đợt điều trị: 15 – 20 lần tiêm.
- Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: Uống 40 mg/ngày.
- Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 – 10 mg, uống hàng ngày, tiêm bắp nếu nôn nhiều.
- Rối loạn chuyển hóa do thiếu enzym có tính di truyền có đáp ứng với thiamin: Uống 10 mg – 20 mg/ngày. Có thể tới 4g/ngày chia thành nhiều lần.
- Beriberi trẻ em: Nhẹ: Liều có thể tới 50 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống hàng ngày trong 1 tháng.
- Suy tim cấp hoặc trụy mạch cấp: 25 mg, tiêm bắp.
Thường các triệu chứng như viêm dây thần kinh, nhìn mờ, rối loạn vận động, phù nề, giảm nhịp tim sẽ đỡ nhanh trong vài giờ sau khi tiêm và mất hẳn sau vài ngày. Lú lẫn và rối loạn tâm thần sẽ đỡ chậm hơn hoặc không hồi phục nếu dây thần kinh bị tổn thương nặng.
Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.
Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B1
Vitamin B1 thường an toàn khi sử dụng, tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ do dị ứng với các biểu hiện khác nhau:
- Mức độ nhẹ: sưng đau ở chỗ tiêm, buồn nôn, bồn chồn; ra mồ hôi…
- Mức độ nặng (phát ban ngứa, khó thở, tức ngực, sưng mặt, lưỡi, cổ, họng…).
- Mức độ nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Với mức độ nặng và nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng vitamin B1
Lưu ý khi sử dụng vitamin B1
Để có thể đạt được hiệu quả cao hơn khi sử dụng, sau đây là một số lưu ý khi dụng vitamin B1 để hạn chế gặp các tình trạng không mong muốn:
- Không sử dụng trà hoặc cà phê khi dùng vitamin B1 vì tannin có trong thành phần trà và cà phê sẽ cản trở cơ thể hấp thụ vitamin.
- Người thường xuyên nhai trầu hoặc ăn cá sống có thể là nguyên nhân làm thiếu hụt vitamin B1.
- Không nên bổ sung quá nhiều vitamin B1 một ngày: Mỗi người đều có liều dùng khác nhau dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân. Nên uống theo hướng dẫn của bác sĩ và uống vào cùng một thời điểm nhất định mỗi ngày.
- Hãy thông báo sớm đến bác sĩ nếu tình trạng của người bệnh ngày càng xấu đi: Cần can thiệp y tế sớm nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng như tức ngực, khó thở, môi tím tái, ho ra máu,…
Câu hỏi thường gặp
Cách phòng tránh thiếu vitamin B1 như thế nào
Để phòng tránh thiếu vitamin B2 nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, không vo gạo quá kỹ, ăn đủ khẩu phần đạm, mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Trong khi chế biến thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế làm mất vitamin B1 (vitamin B1 kém chịu nhiệt, khi đun sẽ bị mất 35 – 70%.).
Những thực phẩm nào giàu vitamin B1?
Vitamin B1 có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như:
- Cá hồi: 100g cá hồi sẽ cung cấp 18% RDI vitamin B1 cho cơ thể. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều canxi, chất béo Omega-3,…
- Các loại ngũ cốc: Một phần ngũ cốc trung bình sẽ chứa 100% RDI vitamin B1 đồng thời cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Bánh mì: 1 lát bánh mì sẽ bổ sung 7% RDI vitamin B1 và chất béo.
- Thịt lợn nạc: 100g thịt nạc sẽ đáp ứng được 74% nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
- Nấm mỡ: 100g nấm mỡ sẽ có 0.81mg vitamin B1, 1g chất xơ, 0,34g chất béo…
- Các loại hạt, đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan có chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin B1 cung cấp cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm dễ hấp thụ, nhất là đối với trẻ em.
- Măng tây: 100g măng tây nấu chín sẽ chứa 11% RDI vitamin B1. Tuy nhiên, măng tây đông lạnh hoặc đóng hộp thường có hàm lượng vitamin thấp hơn.
- Sữa: Sữa là loại thực phẩm có chứa lượng lớn canxi và khoáng chất cho cơ thể, trong 1 ly sữa có chứa 8% RDI vitamin B1.
Kết luận
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Việc bổ sung vitamin B1 đúng cách không chỉ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm mà còn ngăn ngừa các bệnh lý do thiếu hụt như Beriberi hay hội chứng Wernicke. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B1 hàng ngày, bạn có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như cá hồi, ngũ cốc, bánh mì, thịt lợn nạc, nấm mỡ, các loại đậu và sữa. Tuy nhiên, nên nhớ rằng liều lượng cần phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người và tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hạn chế sử dụng trà, cà phê cùng lúc với vitamin B1 để tối ưu hóa hiệu quả hấp thu.