Tầm quan trọng của vitamin B1
Vitamin B1 – Chìa khóa cho quá trình trao đổi chất và sản xuất năng lượng.
Vitamin B1, hay còn gọi là Thiamin, là một hợp chất hữu cơ thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sống còn của cơ thể con người. Dưới dạng tinh thể màu trắng, vitamin B1 tan trong nước và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng.
Giới thiệu về vitamin B1
Vitamin B1 (Thiamine) là loại vitamin được phát hiện đầu tiên trong nhóm B, vì thế được đặt tên đầu tiên. vitamin B1 có đặc điểm là tan trong nước, có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như: đậu, gạo, thịt lợn, ngũ cốc dinh dưỡng,… Ngoài ra, vitamin B1 cũng có trong các loại vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Vitamin B1 là thành phần để tạo ATP – phân tử mang năng lượng của tế bào. Vitamin B1 tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể, liên quan đến sự phát triển, tăng trưởng và thực hiện chức năng của mọi tế bào ở cơ thể.
Vai trò của Vitamin B1
Giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất
Vitamin B1 cần thiết trong chuyển hóa dưỡng chất để tạo ATP – phân tử mang năng lượng cho tế bào. Vì thế vi chất này giúp cơ thể có năng lượng cho hoạt động sống, loại bỏ buồn chán, mệt mỏi, giúp cuộc sống tích cực hơn. Ngoài ra, vitamin B1 chuyển hóa tạo Glucose – nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể. vitamin B1 cũng tham gia vào việc sản xuất tế bào hồng cầu, điều trị các rối loạn chuyển hóa di truyền.
Ngăn ngừa tổn thương thần kinh
Cơ thể thiếu hụt vitamin B1 thường gặp phải các vấn đề rối loạn chức năng thần kinh như: học hành kém, luôn trong tình trạng uể oải, sụt giảm trí nhớ,… Vitamin B1 còn thúc đẩy tổng hợp vỏ myelin bảo vệ dây thần kinh và đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Trong cơ thể người, các cơ dọc của đường tiêu hóa là nơi có nhiều cơ quan miễn dịch nhất, vitamin B1 tham gia vào việc duy trì và bảo vệ chúng. Ngược lại, hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng đảm bảo sự hấp thu vitamin B1 tốt hơn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chung, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
Giúp tim mạch khỏe mạnh
Vitamin B1 là nguyên liệu cần thiết để sản xuất Acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt giữa hệ thần kinh với cơ, đặc biệt là cơ tim. Vì thế, vitamin B1 có vai trò duy trì chức năng tim, giảm nguy cơ suy tim và các bệnh lý tim mạch khác.
Cải thiện trí nhớ
Thiếu hụt vitamin B1 thường gây ra các vấn đề về trí nhớ như mất tập trung, hay quên, làm việc kém hiệu quả, dễ bị đau đầu, chóng mặt,… Vì thế, để đảm bảo hoạt động ghi nhớ của não bộ, bổ sung đủ lượng vitamin B1 là rất quan trọng. Các đối tượng thường xuyên làm việc với máy tính, làm công việc phải tập trung cao cũng cần lượng vitamin B1 nhiều hơn.
Cải thiện thị lực
Ở người già, tình trạng lão hóa xảy ra nhanh, trong đó đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp gây suy giảm thị lực, nguy cơ biến chứng mù lòa. Thiếu hụt vitamin B1 chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý này, vì thế tăng cường bổ sung lượng vi chất này cũng giúp phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả.
Giúp tóc khỏe mạnh hơn
Không những bảo vệ sức khỏe nói chung, vitamin B1 còn là dưỡng chất tuyệt vời nuôi dưỡng tóc từ bên trong, giúp chị em phụ nữ có được mái tóc khỏe đẹp, mượt mà. Vì thế với những bệnh nhân bị rụng tóc, tóc khô,… có thể dùng vitamin này kết hợp với 1 số thuốc khác để kích thích mọc tóc, nuôi tóc chắc khỏe.
Giúp trị mụn, làm trắng da
Trong lĩnh vực làm đẹp, đây là loại vitamin có khả năng trị mụn, loại bỏ vết thâm nám hoặc rối loạn sắc tố trên da. Muốn có một làn da khỏe mạnh, hồng hào, trắng sáng, chắc chắn việc bổ sung vitamin B1 là không thể thiếu.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1
Một số loại thực phẩm chứa nhiều thiamine (vitamin B1) như:
- Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều riboflavin, niacin, B6 và B12, cũng như một nguồn thiamine và axit pantothenic tốt. Ngoài ra, nó ít thủy ngân và nhiều chất béo và protein omega-3.
- Rau xanh: Một số loại rau xanh nổi bật với hàm lượng folate (B9) của chúng. Đây là một trong những nguồn thực vật cao nhất của folate (B9), trong rau xanh cũng chứa nhiều thiamine ( vitamin B1)
- Gan và các loại nội tạng: Thịt nội tạng – đặc biệt là gan – có nhiều vitamin B nhất.
- Trứng: Một quả trứng lớn chứa 33% biotin được phân phối giữa lòng đỏ và lòng trắng. Trên thực tế, trứng là một trong những nguồn biotin hàng đầu – chỉ có gan chứa nhiều hơn. Bên cạnh đó, trứng cũng là nguồn thực phẩm giàu thiamin.
- Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa khác đóng gói khoảng một phần ba nhu cầu riboflavin hàng ngày của bạn chỉ trong 1 cốc (240 ml). Sữa cũng là một nguồn B12 hấp thụ tốt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiamine có trong sữa.
- Thịt bò: Thịt bò có thể đóng góp lớn cho lượng vitamin B của bạn.
- Các loại cây họ đậu: Hầu hết các loại đậu – như đậu pinto, đậu đen và đậu lăng – đều có nhiều folate, một loại vitamin B quan trọng như vitamin B1 để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Gà: thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều thiamine
- Ngũ cốc: Ngũ cốc ăn sáng thường có thêm thiamin, riboflavin, niacin, axit folic, B6 và B12.
- Hạt hướng dương: Hạt hướng dương là một trong những nguồn thực vật chứa nhiều axit pantothenic ( B5), một loại vitamin B chỉ được tìm thấy với một lượng nhỏ trong hầu hết các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn thực phẩm giàu thiamine ( vitamin B1).
- Men bia và men dinh dưỡng: mọi người sử dụng chúng để tăng hương vị và thành phần dinh dưỡng của các món ăn. Những nấm men này tự nhiên chứa vitamin B và thường được tăng cường cùng với chúng – đặc biệt là men dinh dưỡng.
Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin B1 cho cơ thể, bạn nên có chế độ ăn uống đa dạng, phong phú, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B1.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B1, đặc biệt là khi chế độ ăn uống của bạn không đầy đủ hoặc bạn có nhu cầu cao về vitamin B1 do một số yếu tố sức khỏe nhất định.
Kiến thức y khoa luôn được cập nhật và thay đổi theo thời gian. Do đó, để có được thông tin chính xác và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.