Tuần hoàn bàng hệ: triệu chứng và cách xác định hướng chảy dòng máu
Tuần hoàn bàng hệ không còn là thuật ngữ xa lạ gì đối với các y bác sĩ. Tuy nhiên, với những người không làm việc trong ngành y thì khái niệm này còn rất xa lạ. Vậy tuần hoàn bàng hệ là gì? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm tuần hoàn bàng hệ.
Tổng quan về tuần hoàn bàng hệ
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong lòng mạch, gây cản trở tuần hoàn máu về tim. Lúc này, máu sẽ tìm cách chảy qua các mạch máu bị tắc bằng các vòng nối gọi là tĩnh mạch ở nông khiến các tĩnh mạch này giãn ra, nổi rõ dưới da và hiện tượng này được gọi là tuần hoàn bàng hệ.
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong lòng mạch.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng tuần hoàn bàng hệ được chia thành 3 nhóm, tương ứng với từng nhóm tuần hoàn bàng hệ, cụ thể:
- Tuần hoàn bàng hệ chủ trên: Xảy ra khi có sự tắc tĩnh mạch chủ trên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn này có thể do khối u chèn ép hoặc do huyết khối tĩnh mạch chủ trên… Biểu hiện của nhóm tuần hoàn bàng hệ này là các tĩnh mạch sẽ nổi ở ngực, máu chảy ngược xuống dưới rốn về tim, đôi khi có thể kèm theo triệu chứng phù áo khoác.
- Tuần hoàn bàng hệ chủ – chủ: Xảy ra khi có sự tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới gây ra bởi huyết khối hay khối u chèn ép, một số trường hợp có thể do viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới gây ra. Biểu hiện của tuần hoàn bàng hệ chủ – chủ là tĩnh mạch nổi rõ ở ½ bụng dưới, từ dưới cung đùi hắt lên, máu từ tĩnh mạch chủ dưới sẽ ngược lên tĩnh mạch chủ trên.
- Tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ: Xảy ra do có sự tắc tĩnh mạch chủ. Sự tắc nghẽn này có thể do huyết khối tĩnh mạch cửa, do xơ gan, do khối u chèn ép tĩnh mạch cửa, do bệnh Banti, do hội chứng Budd – Chiari… Triệu chứng tuần hoàn bàng hệ cửa chủ đó là các tĩnh mạch nổi rõ ở nửa bụng trên, người bệnh có thể thấy rõ khi người bệnh ngồi, ho hoặc rặn…
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng của căn bệnh nào?
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng của một số bệnh lý bao gồm:
- Huyết khối tĩnh mạch: Huyết khối là cục máu đông được hình thành trong lòng mạch máu. Huyết khối tĩnh mạch là cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Việc cục máu đông kẹt trong tĩnh mạch tạo cản trở cho dòng máu chảy về tim và có thể dẫn đến triệu chứng tuần hoàn bàng hệ.
- Bệnh xơ gan: Xơ gan là bệnh lý nhiễm trùng gan mạn tính. Người bệnh xơ gan có thể gặp triệu chứng tuần hoàn bàng hệ vào giai đoạn xơ gan mất bù hoặc xơ gan giai đoạn cuối.
- Hội chứng Banti: Tuần hoàn bàng hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng Banti. Hội chứng này là tình trạng lách to xung huyết mãn tính xảy ra khi có tắc nghẽn tĩnh mạch lách hoặc gan gây tăng áp bất thường.
- Hội chứng Budd – Chiari: Hội chứng này là tình trạng tắc nghẽn dòng chảy dẫn lưu của các tĩnh mạch gan. Hội chứng Budd – Chiari có thể diễn biến cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính.
Mức độ nguy hiểm của tuần hoàn bàng hệ
Mức độ nguy hiểm của tuần hoàn bàng hệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây tuần hoàn bàng hệ, phát hiện bệnh ở giai đoạn nào và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Ví dụ:
- Trong các bệnh huyết khối gây tắc tĩnh mạch, tuần hoàn bàng hệ không nguy hiểm và không đe dọa tính mạng nếu được phát hiện và điều trị sớm.
- Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở người bệnh xơ gan là một dấu hiệu nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp xác định hướng chảy dòng máu trong tuần hoàn bàng hệ
Với mỗi nhóm tuần hoàn bàng hệ, hướng chảy của dòng máu có sự khác nhau. Để xác định hướng chảy của dòng máu trong tuần hoàn bàng hệ, bác sĩ sử dụng phương pháp sau:
Đặt 2 ngón tay lên tĩnh mạch một cách nhẹ nhàng sau đó sử dụng ngón tay thứ 2 vuốt dọc tĩnh mạch để đẩy hết máu ra khỏi đoạn tĩnh mạch đó. Sau cùng, nhấc ngón tay thứ 2 ra khỏi tĩnh mạch và quan sát.
Nếu máu đổ đầy nhanh đoạn tĩnh mạch đó thì cho thấy máu chảy theo chiều từ ngón tay thứ 2 lên ngón tay thứ nhất và ngược lại, nếu máu đổ đầy chậm đoạn tĩnh mạch thì cho thấy máu chảy theo chiều ngược lại tức là chảy theo hướng từ ngón tay thứ 1 xuống ngón tay thứ 2.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh triệu chứng tuần hoàn bàng hệ. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng này đồng thời nắm được phương pháp xác định hướng chảy của dòng máu trong tuần hoàn bàng hệ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý độc giả đã luôn đồng hành và quan tâm đến các bản tin sức khỏe của chúng tôi.
FAQs
- Tuần hoàn bàng hệ là gì?
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong lòng mạch, gây cản trở tuần hoàn máu về tim.
- Nguyên nhân gây ra triệu chứng tuần hoàn bàng hệ là gì?
Nguyên nhân gây ra triệu chứng tuần hoàn bàng hệ được chia thành 3 nhóm, tương ứng với từng nhóm tuần hoàn bàng hệ.
- Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng của những căn bệnh nào?
Tuần hoàn bàng hệ là triệu chứng của một số bệnh lý bao gồm huyết khối tĩnh mạch, xơ gan, hội chứng Banti, và hội chứng Budd – Chiari.
- Mức độ nguy hiểm của tuần hoàn bàng hệ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức độ nguy hiểm của tuần hoàn bàng hệ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tuần hoàn bàng hệ, phát hiện bệnh ở giai đoạn nào và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.
- Làm thế nào để xác định hướng chảy dòng máu trong tuần hoàn bàng hệ?
Để xác định hướng chảy của dòng máu trong tuần hoàn bàng hệ, bác sĩ sử dụng một phương pháp đơn giản bằng cách đặt ngón tay lên tĩnh mạch và quan sát tình trạng máu chảy.
Nguồn: Tổng hợp