Tại Sao Bạn Nên Uống Nhiều Nước Khi Bị Viêm Đường Tiết Niệu?
Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo), hãy cùng tìm hiểu lý do này qua bài viết sau.
Tại sao uống nhiều nước giúp điều trị viêm đường tiết niệu?
Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo) vì những lý do sau:
Loãng vi khuẩn trong nước tiểu:
- Khi bạn uống nhiều nước, lượng nước tiểu bài tiết ra cũng tăng lên. Nước tiểu loãng sẽ giúp “rửa sạch” vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào thành bàng quang và niệu đạo, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan và tái phát.
Tăng cường hoạt động của hệ bài tiết:
- Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố, bao gồm cả vi khuẩn gây viêm niệu đạo, ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả hơn.
Giảm nguy cơ sỏi thận:
- Viêm niệu đạo có thể liên quan đến sự hình thành sỏi thận, do vi khuẩn trong nước tiểu kết hợp với các khoáng chất tạo thành sỏi. Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và các biến chứng liên quan.
Hỗ trợ điều trị bằng thuốc:
- Uống nhiều nước giúp cơ thể hấp thu thuốc tốt hơn và tăng hiệu quả điều trị. Nước cũng giúp giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chóng mặt.
Giảm triệu chứng viêm niệu đạo:
- Uống nhiều nước có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của viêm niệu đạo như rát buốt khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu rắt, đái dắt.
Lượng nước cần uống mỗi ngày
Cách tính lượng nước uống cơ bản hằng ngày
Hầu hết chúng ta thường được khuyên nên uống 2 lít nước/ngày, tuy nhiên đây chỉ là con số trung bình. Lượng nước uống cơ bản hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng và được tính theo công thức sau:
Lượng nước uống cơ bản hàng ngày (lít) = cân nặng (kg) x 0.03 lít
Ví dụ, đối với người 60kg cân nặng thì lượng nước cơ bản cần uống mỗi ngày là:
60 (kg) x 0.03 lít = 1.8 lít.
Vậy mỗi ngày bạn cần bổ sung cho cơ thể 1.8 lít tương đương 1800ml nước.
Các loại nước uống tốt cho viêm đường tiết niệu
Nước rau má
Dùng nước ép rau má riêng hoặc kết hợp rau má với mía đỏ nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Rau má 50g, mía đỏ 100g.
- Cách dùng: Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước trộn đều với nước rau má, chia uống trong ngày.
Nước rau dền
- Nguyên liệu: Rau dền cơm 50g, lá bông mã đề 30g, cam thảo đất 10g.
- Cách dùng: Tất cả rửa sạch, ép lọc lấy nước, uống trong ngày.
Nước đậu xanh đường phèn
- Nguyên liệu: Đậu xanh để cả vỏ 100g, đường phèn 20g.
- Cách dùng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm nước đun thật kỹ, chắt lấy nước đặc. Sau đó cho thêm đường phèn vào khuấy đều, chia uống trong ngày.
Nước giá đậu xanh đường phèn
- Nguyên liệu: Giá đậu xanh 200g, lá bông mã đề 30g, đường phèn 30g.
- Cách dùng: Rửa sạch giá đậu xanh và lá bông mã đề, ép lọc lấy nước. Sau đó cho thêm đường phèn vào khuấy đều, chia uống trong ngày.
Nước dừa, mía đỏ
- Nguyên liệu: Dừa 1 quả, mía đỏ 100g.
- Cách dùng: Dừa bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia uống trong ngày.
Nước râu ngô
Có thể dùng riêng râu ngô hoặc dùng râu ngô kết hợp lá bông mã đề nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Râu ngô 50g, lá bông mã đề (30g), đường trắng (20g).
- Cách dùng: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào khuấy đều uống dần trong ngày.
Nước lá bông mã đề
Dùng lá mã đề tươi đun nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng lá bông mã đề kết hợp râu ngô như trên nấu nước uống.
Nước rễ cỏ tranh
Dùng riêng rễ cỏ tranh hoặc dùng rễ cỏ tranh kết hợp với vỏ quả dưa hấu và mía đỏ nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g, vỏ quả dưa hấu 50g, mía đỏ 50g.
- Cách dùng: Rễ cỏ tranh rửa sạch, vỏ quả dưa hấu thái nhỏ, mía đỏ 50g chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.
Những loại nước uống trên chỉ hỗ trợ việc điều trị chứ không thể phụ thuộc 100% vào chúng. Đồng thời, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sinh hoạt vợ chồng, sau mỗi lần đại tiểu tiện, và uống nhiều nước để bài tiết chất độc ra ngoài.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.