Viêm túi mật là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm túi mật là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây ra những cơn đau bụng dữ dội mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Viêm túi mật là bệnh gì?
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm ở phía bên phải bụng, dưới gan. Nhiệm vụ của túi mật là lưu trữ dịch mật – một chất lỏng do gan tiết ra và tiết nó vào ruột non để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hòa tan chất béo từ thức ăn.
Viêm túi mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở túi mật. Khi túi mật bị viêm, nó có thể gây ra những cơn đau dữ dội và các triệu chứng nghiêm trọng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm túi mật
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra viêm túi mật bao gồm:
- Sỏi mật: Là nguyên nhân chính gây viêm túi mật, khi sỏi mật chặn ống mật, dịch mật không thể thoát ra ngoài, dẫn đến viêm.
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào túi mật qua đường mật hoặc từ máu, gây viêm nhiễm.
- Tắc nghẽn ống mật: Ngoài sỏi mật, tắc nghẽn còn có thể do khối u hoặc polyp gây ra.
- Bệnh lý mãn tính: Các bệnh như tiểu đường, béo phì hoặc bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ viêm túi mật.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ mang thai hoặc dùng thuốc nội tiết, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu viêm túi mật
Những triệu chứng viêm túi mật thường xuất hiện đột ngột có thể kể đến như:
- Đau bụng dữ dội ở vùng hạ sườn phải và có thể lan ra sau lưng hoặc vai phải.
- Sốt cao và ớn lạnh.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Vàng da, vàng mắt.
- Phân lỏng, có màu nhạt.
- Đầy hơi chướng bụng.
- Hạ thân nhiệt.
Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nặng có thể dẫn đến hoại tử túi mật, đây là biến chứng phổ biến nhất ở người cao tuổi và người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra viêm túi mật cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, ung thư túi mật hoặc thủng túi mật, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm túi mật
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm túi mật bao gồm:
- Người bị sỏi mật: Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm túi mật.
- Người béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật do nồng độ cholesterol trong mật cao.
- Phụ nữ: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm túi mật cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
- Người lớn tuổi: Tuổi tác cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về túi mật, do chức năng tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể suy giảm.
- Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối: Bệnh thận giai đoạn cuối thường đi kèm với biến chứng suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm trong cơ thể.
Cách điều trị viêm túi mật
Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng viêm túi mật hiệu quả mà bạn nên biết:
Phương pháp nội khoa
Điều trị viêm túi mật thường bắt đầu bằng phương pháp nội khoa, bao gồm:
- Dùng kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng trong túi mật.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể được chỉ định để giảm đau và viêm.
- Nhịn ăn: Người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn trong một thời gian ngắn để giảm tải cho túi mật.
- Truyền dịch: Là cách cung cấp nước, điện giải và chất dinh dưỡng trực tiếp vào cơ thể thông qua một tĩnh mạch trên cánh tay. Phương pháp này giúp duy trì cân bằng cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục cho người bệnh.
Phương pháp ngoại khoa
Nếu phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc nếu túi mật bị tổn thương nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định. Các phương pháp ngoại khoa phổ biến bao gồm:
- Cắt bỏ túi mật (Cholecystectomy): Đây là phương pháp phẫu thuật loại bỏ túi mật, có thể thực hiện qua mổ nội soi hoặc mổ hở.
- Nội soi dẫn lưu túi mật: Được thực hiện để giảm áp lực và thoát dịch mật trong túi mật, thường áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật ngay lập tức.
Biện pháp phòng ngừa viêm túi mật
Để phòng ngừa viêm túi mật và bảo vệ sức khỏe của đường tiêu hoá hoá, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm nguy cơ béo phì và hình thành sỏi mật bằng cách duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo, đồ ăn chiên rán, cay nóng. Thay vào đó nên tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh và trái cây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Thường xuyên vận động để cải thiện chức năng tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về túi mật.
Viêm túi mật là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.