Xì mũi ra máu: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Bạn đã bao giờ xì mũi ra máu chưa? Đây là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô. Vậy, nguyên nhân nào khiến chúng ta gặp phải tình trạng này? Có đáng lo ngại không? Sau đây, Pharmacity sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc cũng như mang đến thông tin hữu ích để tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Xì mũi ra máu là gì? Có những triệu chứng nào?
Hỉ mũi ra máu là tình trạng khi có một lượng máu nhỏ lẫn trong dịch nhầy mũi khiến bạn xì mũi ra máu. Để tìm hiểu hỉ mũi ra máu là bị gì thì hiện tượng này khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người thường xuyên bị viêm mũi, viêm xoang hoặc có thói quen ngoáy mũi mạnh.
Đi kèm với việc phát hiện máu trong dịch mũi hoặc gỉ mũi, người bệnh thường cảm thấy mũi khô, rát và kích ứng. Các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi thường xuất hiện trước đó. Điều này báo hiệu niêm mạc mũi đang bị viêm hoặc kích ứng do tác động của thời tiết hoặc các yếu tố khác. Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang diễn biến phức tạp và cần được thăm khám kịp thời.
Hỉ mũi ra máu là tình trạng khi có một lượng máu nhỏ lẫn trong dịch nhầy mũi
Các nguyên nhân gây xì mũi ra máu
Xì mũi ra máu là hiện tượng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có những nguyên nhân thường gặp như:
- Thời tiết khô lạnh: Không khí khô và lạnh khiến niêm mạc mũi bị khô, làm cho các mao mạch dễ bị tổn thương và vỡ, dẫn đến chảy máu.
- Thói quen ngoáy mũi: Hành động ngoáy mũi thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em, có thể gây tổn thương các mao mạch trong mũi, dẫn đến chảy máu khi xì mũi.
- Dị vật trong mũi: Trẻ em thường có thói quen nhét các vật nhỏ vào mũi, gây ra tổn thương và chảy máu khi cố gắng xì mũi.
- Sử dụng thuốc xịt mũi: Sử dụng không đúng cách thuốc xịt mũi có chứa corticoid có thể làm mỏng niêm mạc và gây tổn thương mao mạch, dẫn đến chảy máu.
- Viêm mũi: Các tình trạng viêm mũi do cảm lạnh, cúm, dị ứng hoặc viêm xoang làm niêm mạc mũi sưng lên và dễ bị tổn thương, gây chảy máu khi xì mũi.
- Dị hình cấu trúc mũi: Các vấn đề như lệch vách ngăn hoặc gai xương vách ngăn làm tăng khả năng va chạm của luồng không khí vào niêm mạc, gây tổn thương và chảy máu.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật mũi: Bất kỳ chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật nào vào mũi đều có thể gây chảy máu khi xì mũi hoặc hắt hơi.
- Tiếp xúc với hóa chất: Hít phải các hóa chất như amoniac hoặc sử dụng các loại bột hít như cocaine có thể gây tổn thương mao mạch, dẫn đến xì mũi ra máu.
- Thuốc uống: Các loại thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin làm giảm khả năng tự bảo vệ của mao mạch khi bị tổn thương, dẫn đến chảy máu.
- Khối u trong mũi: Mặc dù hiếm gặp, khối u trong mũi có thể gây chảy máu kèm theo các triệu chứng như đau quanh hốc mắt, nghẹt mũi và giảm khứu giác.
Các nguyên nhân gây nên tình trạng xì mũi ra máu
Hỉ mũi ra máu như thế nào thì cần đi khám?
Hỉ mũi ra máu là tình trạng khá phổ biến, thường không gây nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì thế nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu:
- Máu chảy không ngừng trong hơn 10 – 15 phút, dù đã dùng các biện pháp sơ cứu thông thường.
- Tình trạng chảy máu mũi xảy ra nhiều lần trong một thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng khác.
- Hỉ mũi ra máu kèm theo sốt.
- Đau đầu, đặc biệt là đau đầu quanh hoặc sâu trong hốc mắt, có thể liên quan đến các vấn đề về xoang hoặc áp xe.
- Ù tai kết hợp với chảy máu mũi có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tai mũi họng nghiêm trọng hơn.
- Sưng mắt, quầng thâm quanh mắt.
- Các vấn đề về thị giác như tăng nhạy cảm với ánh sáng, liệt vận nhãn, nhìn đôi có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh hoặc mạch máu.
- Đau sau gáy, nổi hạch cổ.
- Mệt mỏi, khó chịu tăng dần.
- Nôn mửa kéo dài.
Hỉ mũi ra máu là tình trạng khá phổ biến và một số gây nguy hiểm
Cần làm gì khi bị xì mũi ra máu?
Khi bị hỉ mũi ra máu, sẽ có phương pháp chẩn đoán và điều trị được đưa ra cho người bệnh như sau:
Chẩn đoán khi hỉ mũi ra máu tươi
Khi xuất hiện tình trạng hỉ mũi ra máu, việc đầu tiên cần làm là thực hiện một cuộc khám toàn diện và xem xét kỹ lưỡng bệnh sử của bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu dịch nhầy từ mũi để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khi cần thiết. Ngoài ra, để xác định hoặc loại trừ các bệnh lý liên quan, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT vùng mũi xoang, nội soi mũi xoang, hoặc siêu âm vùng cổ.
Điều trị xì mũi ra máu
Nhằm ngăn chặn chảy máu và giải quyết nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỉ mũi ra máu. Đối với các nguyên nhân thông thường, việc điều trị tại chỗ có thể bao gồm: Sử dụng dung dịch muối sinh lý để làm ẩm mũi, bôi thuốc mỡ kháng sinh vào khu vực bị tổn thương, hoặc loại bỏ dị vật trong mũi. Đối với các trường hợp liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hoặc viêm nhiễm mũi xoang, cần điều trị toàn thân.
Trong trường hợp bị chảy máu cam, có thể áp dụng biện pháp sau tại nhà: Ngồi cúi đầu về phía trước, thở bằng miệng, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai cánh mũi, nhằm tạo áp lực lên điểm mạch ở vách ngăn mũi để ngăn máu chảy. Giữ tư thế này trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó từ từ thả tay ra, thường máu sẽ ngừng chảy. Nếu máu vẫn rỉ, lặp lại quá trình này. Nếu máu không ngừng chảy, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị được cho tình trạng xì mũi xuất hiện máu
Những cách phòng ngừa xì mũi ra máu
Để bảo vệ mũi cũng như ngăn ngừa tình trạng hỉ mũi ra máu, bạn nên thực hiện một số cách phòng ngừa như sau:
- Vệ sinh mũi thường xuyên: Hàng ngày, hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, giúp làm sạch các chất bẩn, bụi bẩn và vi khuẩn trong mũi, đồng thời giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Tránh hít phải khói bụi, hóa chất độc hại bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi ô nhiễm.
- Bảo vệ lông mũi: Lông mũi đóng vai trò như một lớp màng chắn bảo vệ mũi, không nên cắt tỉa lông mũi quá sát, chỉ nên cắt những phần lông dài và thừa.
- Tránh tác động mạnh lên mũi: Không ngoáy mũi bởi hành động này dễ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong mũi, gây chảy máu. Không hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tăng áp lực lên niêm mạc mũi.
- Giữ ẩm cho mũi và không khí: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp làm loãng dịch nhầy cũng như duy trì ẩm cho niêm mạc mũi. Trong mùa hanh khô, sử dụng máy tạo ẩm sẽ giúp tăng độ ẩm trong không khí, hạn chế khô mũi. Ngoài ra, việc đặt chậu nước trong phòng cũng là cách đơn giản giúp không gian thêm ẩm hơn.
- Tăng cường sức khỏe: Để nâng cao sức đề kháng, hãy đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với việc nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu bạn mắc các bệnh về mũi xoang như viêm mũi dị ứng hay viêm xoang, hãy điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng.
Những cách phòng ngừa tình trạng xì mũi ra máu
Xì mũi ra máu thường không gây nguy hiểm, nhưng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh mũi họng, tránh những tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất. Đồng thời, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, bổ sung đủ nước và các vitamin cần thiết để đảm bảo sức khỏe cảu bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.