Xử lý chàm da ở trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng?
Chàm da là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mặc dù bệnh lý này hầu như không gây ra ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe những vẫn khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu cách điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi.
Chàm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm da còn có tên gọi khác là viêm da dị ứng, đây là tình trạng xuất hiện các nốt mụn nước và hay gặp ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, các vết chàm này thường xuất hiện ở chân, cánh tay, má, vùng da đầu, ngực và các bộ phận khác.
Trẻ sơ sinh là đối tượng hay mắc chàm da
Nguyên nhân chàm da ở trẻ sơ sinh
Hiện nay chưa tìm ra nguyên cụ thể gây ra bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh, nhưng có nhiều suy đoán là do di truyền. Vì thế, những đứa trẻ có bố mẹ hoặc người thân từng bị chàm da cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, các chất thường gây dị ứng không làm trẻ bị chàm da nhưng chúng là tác nhân giúp bệnh chàm tiến triển.
Cũng có trường hợp bệnh chàm xuất hiện là do dị ứng các thành phần có trong sữa mẹ hoặc thức ăn. Đặc biệt khi tiếp xúc với những chất dễ kích ứng như chất hoá học có trong kem dưỡng, sữa rửa mặt, lông cừu tình trạng chàm da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ thế, tâm trạng căng thẳng cũng có thể khiến chàm da.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng với các thành phần có trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây chàm
Triệu chứng của chàm da ở trẻ sơ sinh
Thống kê cho thấy, có tới 65% trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng chàm khô, đối với trẻ dưới 5 tuổi thì con số này là 90%. Bé bị chàm khô là khi các vết chàm trông khá dày, nổi vảy giống như da khô hoặc là những nốt đỏ nhỏ li ti và dần to lên. Cũng có khi vì quá khó chịu nên các bé thường gãi vào các vết chàm khiến nó dày lên và sẫm màu hay để lại sẹo sau khi lành.
Thông thường, sau một vài ngày bệnh chàm da này sẽ khỏi. Bệnh lý này không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy rằng có thể tự khỏi nhưng không xử lý đúng cách rất dễ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Chàm không có khả năng lây nhiễm cho nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé
Cách xử lý cho trẻ khi bị chàm da
Khi trẻ bị chàm da, bạn cần tham khảo ý kiến và làm theo các chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy các bố mẹ nên:
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên để ngăn bé gãi: Trường hợp bé quá ngứa và không thể chịu đựng được, mẹ hãy mang cho bé vớ bằng bông hoặc găng tay. Nếu cần thiết, mẹ có thể gặp bác sĩ để được trợ giúp.
- Tắm cho bé nhanh chóng(5 đến 10 phút) trong nước ấm (36°C): Khi tắm cho bé bạn không nên sử dụng nước nóng vì điều này sẽ làm khô da bé và làm nghiêm trọng hơn tình trạng chàm da. Ngoài ra, hãy hạn chế cho trẻ ngồi tắm trong nước xà phòng.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch có thành phần tự nhiên, không chứa xà phòng và không có mùi thơm.
- Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng, mát mẻ: Mặc cho bé những bộ áo quần có chất liệu thoáng mát, khả năng thấm hút tốt là một trong những cách để cải thiện tình trạng chàm da. Đặc biệt, không mặc cho bé những bộ quần áo làm từ len hay các chất liệu dễ kích ứng da. Một điều cần lưu ý nữa là mặc quần áo phù hợp với khí hậu, thời tiết.
- Lau khô trẻ nhẹ nhàng bằng khăn mềm để tránh cọ xát.
- Sau khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé da chàm lên toàn thân.
Sau khi tắm, nhớ thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé da chàm
- Để thay tã hoặc vệ sinh cho bé, hãy dùng kem hăm tã và nước làm sạch dành riêng cho da chàm.
- Quần áo có chất liệu mềm mại và sản phẩm giặt phù hợp: Cha mẹ khi chọn quần áo cho con cần ưu tiên các bộ đồ được làm từ chất liệu mềm mịn để không làm tổn thương đến làn da còn yếu của trẻ. Ngoài ra, xà phòng giặt quần áo cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến da bé. Vì vậy, khi bé bị chàm da, mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm giặt, xả quần áo không chứa các hương liệu, thành phần hoá học dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, chất làm mềm vải cũng không tốt cho da bé.
- Mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ, hạn chế hấp thu những thực phẩm có thể gây dị ứng như thịt bò, đậu phộng, trứng, sữa, sữa đậu nành,… Ngoài ra, thay đổi nhiệt độ đột ngột, khói thuốc lá, tâm trạng căng thẳng cũng khiến chàm da tiến triển hơn. Mẹ nên tránh những điều này để tình trạng của bé được cải thiện tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng chàm da ở trẻ sơ sinh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.