Ăn bắp cải có tác dụng gì? Lưu ý khi ăn bắp cải để đảm bảo an toàn
Bắp cải vẫn luôn được xem là một loại rau hết sức quen thuộc trong mọi bữa cơm gia đình Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thực sự hiểu rõ về những tác dụng của loại rau này. Vậy ăn bắp cải có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacity tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng của bắp cải
Bắp cải là một loại rau với những chiếc lá ôm trọn vào nhau thành nhiều lớp có màu trắng ở lớp trong, càng lớp ở ngoài thì sẽ có màu xanh.
Hơn nữa, loại rau này được đánh giá rất cao về mặt giá trị dinh dưỡng. Theo đó, trong 100 gam bắp cải tươi chiếm tới 92,2% khối lượng là nước cùng một số chất chất dinh dưỡng khác như:
- 5,8g carbohydrate.
- 2,5g chất xơ.
- 1,22g chất đạm.
- 3,2g đường.
- 170mg kali.
- 40mg canxi.
- 36,6mg vitamin C.
- 5µg vitamin A.
Đặc điểm cây bắp cải
Ăn bắp cải có tác dụng gì?
Nhờ thành phần dinh dưỡng bên trong loại rau này dồi dào, nên mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Sau đây là một tác dụng của bắp cải đối với sức khỏe như sau:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Bắp cải cung cấp một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại virus gây bệnh.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Nhờ chất xơ và các chất dinh dưỡng trong bắp cải có thể hỗ trợ ổn định cholesterol và huyết áp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Chống viêm và chống ung thư: Trong bắp cải có chứa các chất chống viêm như sulforaphane có tác dụng chống viêm, giúp ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và viêm nhiễm hiệu quả.
- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Chất xơ trong bắp cải rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tăng cường chức năng đường ruột.
- Cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng: Loại rau này còn là nguồn bổ sung tự nhiên các chất thiết yếu cho cơ thể như: Vitamin C, vitamin K, axit folic, magie, kali,…
- Hỗ trợ sức khỏe xương: Vitamin K trong bắp cải là một chất có vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho xương khớp được chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
- Giảm cân và duy trì cân nặng: Trong bắp cải có chứa rất ít calo nên khi ăn loại rau này sẽ cảm thấy no lâu hơn mà không hề lo ngại việc tăng cân.
- Hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp: Ngoài ra, một lượng nhỏ chất goitrogen trong bắp cải còn có khả năng hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.
- Hỗ trợ quá trình đông máu: Rau bắp cải là nguồn bổ sung vitamin K lên tới 85% nhu cầu mà cơ thể cần mỗi ngày. Chúng có tác dụng hạn chế tình trạng máu khó đông ở trẻ sơ sinh, Giúp thúc đẩy khả năng làm lành vết thương, giảm sưng và máu bầm.
Xem thêm: 6 Lợi ích tuyệt vời của bông cải xanh với sức khoẻ
Ăn bắp cải mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Ăn bắp cải có tốt không?
Mặc dù đây là một loại rau có không ít tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ một lượng quá lớn khả năng cao sẽ mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn như đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt,…
Vậy nên, mọi người cần biết cách cân đối một lượng bắp cải vừa đủ mà cơ thể cần mỗi ngày, như vậy mới thể thể thu được tối đa giá trị dinh dưỡng của loại rau này.
Đồng thời, mọi người cũng nên phối hợp một cách đa dạng các loại thực phẩm để cân đối chế độ dinh dưỡng và hạn chế những nguy cơ có thể phát sinh khi ăn quá nhiều loại rau này.
Bắp cải ăn tốt nhưng không nên quá lạm dụng
Đối tượng nên hạn chế ăn bắp cải
Do bắp cải là một loại thực phẩm rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một số người nên cẩn trọng trong việc ăn loại rau củ này. Cụ thể như sau:
- Người có vấn đề về tuyến giáp: Bắp cải có chứa chất goitrogen có khả năng tác động đến tuyến giáp. Cho nên những người đang bị rối loạn tuyến giáp hoặc đang trong quá trình điều trị thì nên hạn chế ăn loại rau này.
- Người tiểu đường: Bắp cải là nguồn carbohydrate tự nhiên, việc hấp thụ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết. Cho nên, người mắc bệnh đường huyết cũng nên hạn chế ăn nhiều trong chế độ ăn hàng ngày.
- Người bị hội chứng ruột kích thích: Những người đang gặp phải tình trạng khó tiêu, đặc biệt là có hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn bắp cải vì có thể bị đầy hơi và khí độc.
- Phụ nữ cho con bú: Rau bắp cải có hàm lượng lưu huỳnh cao nên không phù hợp sử dụng cho những bà mẹ mang thai và đang cho con bú.
Một số lưu ý khi ăn bắp cải để phát huy tối đa tác dụng
Để thu được tối đa giá trị dinh dưỡng từ rau bắp cải, sau đây là một số điểm quan trọng mà mọi người cần lưu ý như sau:
- Chế biến thích hợp: Rau bắp cải cần được chế biến kỹ thay vì ăn sống để giúp dễ tiêu hơn và giảm lượng goitrogen các món ăn.
- Kết hợp với các loại thực phẩm khác: Cần ưu tiên việc tối ưu hóa các chất dưỡng khác. Cho nên, tốt nhất hãy kết hợp bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác ngoài bắp cải trong các bữa ăn hàng ngày.
- Chọn loại bắp cải đa dạng: Bắp cải có rất nhiều loại như bắp cải xoăn, bắp cải đỏ, bắp cải tím… Mọi người có thể sử dụng chúng để biến tấu các món ăn thêm đa dạng trong khẩu phần dinh dưỡng của mình.
- Chế biến đa dạng: Trên thực tế, rau bắp cải có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau một cách rất đơn giản như xào, hấp, luộc, salad hoặc nấu súp.
- Hạn chế lượng tiêu thụ nếu có vấn đề sức khỏe: Nếu cơ thể của bạn đang gặp phải một số vấn đề về tiểu đường, tuyến giáp, hoặc tiêu hóa khó khăn, thì nên nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho những giải pháp bổ sung phù hợp nhất.
- Rửa sạch và bảo quản đúng cách: Rau bắp cải cần được rửa sạch trước khi chế biến và có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ cho chúng được tươi lâu hơn.
Đa dạng cách chế biến bắp cải
Kết luận
Tóm lại, bắp cải là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn nhiều, ăn hàng ngày. Thay vào đó nên ăn kết hợp với đa dạng thực phẩm, cũng như chế biến hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: