Bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Cần làm gì để chăm sóc trẻ 1 tháng
Trong tháng đầu tiên kể từ khi chào đời, việc theo dõi kỹ lưỡng các mốc phát triển của bé 1 tháng tuổi là rất quan trọng nhằm đảo bảo bé phát triển khỏe mạnh. Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của trẻ 1 tháng tuổi, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Sự tăng trưởng và phát triển của bé 1 tháng tuổi
Cân nặng của trẻ sơ sinh bình thường khi mới chào đời trung bình từ 2,8 – 3kg và chiều cao trung bình là 48 – 50 cm.
Sau khi chào đời vài ngày, cân nặng của trẻ có thể giảm khoảng 10% so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, điều này không có gì đáng lo ngại vì lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé sẽ mất đi trong vài ngày đầu sau sinh.
Sau giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại trong vòng 2 tuần và tăng trưởng nhanh chóng. Trong tháng đầu tiên, trẻ có thể tăng trung bình 140 – 250g mỗi tuần. Bên cạnh đó, chiều dài của bé cũng có thể tăng thêm khoảng 10 cm trong tháng đầu sau sinh.
Bé 1 tháng tuổi sẽ có sự phát triển đáng kể về cân nặng và chiều cao
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Dưới đây là các cột mốc phát triển của bé 1 tháng tuổi mà bố mẹ nên biết.
Sự phát triển của bé 1 tháng tuổi về thể chất và vận động
Sự phát triển của bé 1 tháng tuổi về thể chất và vận động thường bao gồm các hoạt động sau:
- Trẻ có khả năng bú và nuốt sữa mẹ.
- Bé biết quơ tay, đưa tay vào mắt và miệng.
- Đầu của trẻ sẽ ngả về phía sau nếu không được hỗ trợ.
- Trẻ có thể nắm chặt bàn tay.
- Nhiều bé đã biết nhoẻn miệng cười.
- Giao tiếp với người lớn bằng tiếng cười hoặc khóc.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể phản xạ bằng các hành động thể chất
Sự phát triển về các giác quan của trẻ 1 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, 5 giác quan của trẻ đã bắt đầu hoạt động hoàn thiện hơn lúc mới sinh:
- Thính giác: Trẻ nghe được tiếng động và tiếng nói to của mọi người.
- Vị giác: Trẻ thích uống ngọt và không thích uống đắng.
- Khứu giác: Trẻ nhận biết được mùi sữa mẹ, do đó có thể tìm vú mẹ để bú khi được bế.
- Xúc giác: Trẻ biết đau khi bị véo hoặc tiêm hoặc tìm cách né tránh khi không thích gì đó.
- Thị giác: Bé 1 tháng tuổi có thể nhìn một vật có khoảng cách khoảng 25 – 30cm và có thể nhìn theo vật đang chuyển động.
Một số vấn đề thường gặp đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng
Khi vừa mới sinh, cấu tạo và chức năng của các cơ quan của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ. Do đó, bố mẹ cần chú ý chăm sóc và theo dõi sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận.
Trong giai đoạn này, trẻ 1 tháng tuổi thường đối mặt với một số vấn đề bệnh lý phổ biến bao gồm:
- Tiêu chảy và nôn mửa: Có thể do nhiễm trùng và dẫn đến nguy cơ mất nước ở trẻ.
- Vàng da sinh lý: Vàng da thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – 4 sau khi sinh và thường hết khi bé được 10 – 14 ngày tuổi.
- Nhiễm trùng tai: Trẻ bị nhiễm trùng tai sẽ có một số biểu hiện như quấy khóc, khó chịu và bị sốt.
- Phát ban: Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, các vấn đề về da này như bệnh chàm có thể khiến da khô và ngứa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Giai đoạn này trẻ thường bị cảm lạnh, có chất nhầy trong đường hô hấp.
- Sụt cân sinh lý: Trẻ sụt cân do mất nước qua da, bài tiết phân su và nước tiểu. Sau khoảng 7 – 10 ngày, trẻ sẽ trở lại cân nặng lúc sinh.
Ngoài ra, do cơ thể trẻ vẫn còn non yếu, trẻ 1 tháng tuổi dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác như viêm rốn, viêm phổi, nhiễm trùng máu, uốn ván rốn và các bệnh nhiễm trùng khác.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé 1 tháng tuổi
Để tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu, bố mẹ nên áp dụng theo một số phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ như sau:
Chế độ dinh dưỡng của bé 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi việc cho trẻ sơ sinh uống nước có thể gây ngộ độc, dẫn đến hạ natri máu, thậm chí là tử vong.
Em bé 1 tháng tuổi nên được bú sữa ít nhất 6 cữ mỗi ngày đối với sữa công thức và 12 cữ mỗi ngày nếu nuôi bằng sữa mẹ. Về lượng sữa, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu và bú ngay khi bé đói.
Bé 1 tháng tuổi có nhu cầu bú sữa và ngủ liên tục
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn, chỉ kéo dài khoảng 1-2 tiếng mỗi giấc. Thông thường các bé 1 tháng tuổi thường ngủ từ 14 – 17 giờ mỗi ngày. Mẹ nên tập cho bé quen với việc ngủ ít vào ban ngày từ 7 – 8 tiếng để trẻ ngủ nhiều vào ban đêm.
Lời khuyên quan trọng khi chăm sóc bé 1 tháng tuổi
Dưới đây là các một số lưu ý cần biết trong quá trình chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi:
- Cho trẻ bú khi bé đói, bao gồm cả ngày lẫn đêm.
- Bú đúng cách để tránh làm trẻ bị đầy hơi, đặc biệt là khi sử dụng bình sữa.
- Duy trì vệ sinh rốn, da, và tã lót sạch sẽ để tránh vi khuẩn và phòng ngừa các vấn đề về da.
- Mặc quần áo thoáng mát cho bé khi thời tiết nóng và giữ bé ấm khi trời lạnh hoặc sau khi tắm.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng .
- Thường xuyên nói chuyện và chơi với bé thường xuyên để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ của bé.
- Cung cấp đồ chơi an toàn cho bé, như lục lạc, để bé có thể khám phá và phát triển kỹ năng vận động.
- Massage cho bé và di chuyển chân của bé theo động tác đạp xe nhằm tăng cường kỹ năng vận động của bé.
Trong tháng đầu tiên của bé 1 tháng tuổi, việc chăm sóc và quan sát sự phát triển là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn và đầy yêu thương để giúp bé phát triển toàn diện, từ đó tạo nền tảng cho các mốc phát triển tiếp theo.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.