Bệnh beriberi có nguy hiểm không?
Bệnh Beriberi hay còn gọi là bệnh tê phù là một dạng bệnh thiếu Vitamin B1. Bệnh Beriberi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến tim mạch, hệ tuần hoàn. Thậm chí những trường hợp nặng, bệnh beriberi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chế độ ăn lành mạnh, khoa học và bổ sung đầy đủ vitamin B1 là cách phòng ngừa bệnh Beriberi hiệu quả.
Bệnh beriberi là gì?
- Bệnh Beriberi là một bệnh tê phù do thiếu hụt vitamin B1. Vitamin B1 là một chất mà cơ thể không tự tổng hợp được.
- Thiamine có liên quan mật thiết tới nhiều chức năng trong cơ thể như tim, cơ bắp và hệ thần kinh. Nó còn rất thiết yếu trong dòng chảy của chất điện giải ra vào các cơ và tế bào thần kinh, quá trình enzyme và chuyển hóa carbohydrate.
- Bệnh Beriberi có thể chia thành hai dạng:
- Tê phù ướt (Wet Beriberi): Có thể gây hại đến hệ tim mạch và tuần hoàn máu, ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim.
- Tê phù khô (Dry Beriberi): Có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây mất trương lực cơ cũng như liệt cơ.
- Bệnh Beriberi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng.
- Triệu chứng bệnh Beriberi:
- Bệnh tê phù ướt: Khó thở khi tập luyện thể dục thể thao cường độ cao hoặc vào buổi sáng lúc mới thức dậy; nhịp tim nhanh; sưng ống khuyển.
- Bệnh tê phù khô: Trương lực cơ bị suy giảm, ngứa ở bàn tay, bàn chân hoặc có thể bị mất cảm giác; có thể xuất hiện triệu chứng đau, lú lẫn, nói khó khăn, nôn mửa, mất chuyển động tự chủ hoặc thậm chí tê liệt.
- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân Beriberi có thể phát triển các tổn thương não bộ như bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff.
Bệnh Beriberi có nguy hiểm không?
Bệnh Beriberi tác động nhiều đến sức khỏe người mắc:
- Hoạt động cơ bản: suy giảm năng lượng khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu suất hoạt động nhiều.
- Hệ tim mạch: Tê phù ướt gây hại đến tim mạch, khó thở khi tập luyện thể dục thể thao cường độ cao hoặc vào buổi sáng lúc mới thức dậy, sưng ống khuyển, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
- Hệ thần kinh: Tê phù khô làm gây tổn thương tại các dây thần kinh, rối loạn cảm giác trong các chi, giảm dần trương lực cơ, liệt cơ và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương dài hạn. Trường hợp nặng có thể xuất hiện các tình trạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, suy giảm trí nhớ và nhận thức.
- Hệ tiêu hóa: Vitamin B1 là một yếu tố quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời đóng góp sự hình thành các chất nền và enzyme quan trọng của cơ thể nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa mỡ và đạm trong cơ thể.
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Beriberi là bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff.
- Bệnh não Wernicke: gây tổn thương vùng dưới đồi, gây mất trí nhớ hoặc lú lẫn, mất phối hợp vận động cơ và các vấn đề về thị giác như mắt chuyển động nhanh và nhìn đôi.
- Hội chứng Korsakoff: là hậu quả của tổn thương vĩnh viễn tại một số vùng của vỏ não có khả năng lưu giữ ký ức gây mất trí nhớ, không hình thành được ký ức mới và ảo giác.
Các cách phòng ngừa bệnh beriberi
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học:
- Bổ sung nguồn thực phẩm có chứa vitamin B1: Theo thông tin có được từ Trường Y tế công – Harvard, những loại ngũ cốc hay gạo đều là những nguồn cung cấp vitamin B1 cực tốt. Chúng thường được phát hiện thấy trên lớp vỏ mộng ngay sát bên ngoài ở những loại thực phẩm này.
- Một số loại cây họ đậu như đậu Hà Lan, đậu nành,… men bia những thứ thịt, trứng hay cá cũng đều có chứa lượng lớn vitamin B1.
- Chưa kể, sữa bột còn là nguồn bổ sung vitamin B1 và rất nhiều loại vitamin nhóm B khác cực tốt giúp cơ thể nhanh chóng hấp thu, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B1
- Gạo đã được vo hoặc xay xát kỹ lưỡng thì khi nấu có thể khiến chúng bị mất đi lượng vitamin B1 bên trong.
- Khi nấu cháo, hãy ưu tiên dùng nước sôi để nấu nhằm bảo lưu tối đa lượng vitamin B1 có trong hạt gạo.
- Nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cồn hay caffeine như cà phê hoặc rượu. Bởi chúng sẽ thúc đẩy đào thải nhanh chất vitamin B1 ra ngoài cơ thể.
- Tránh việc chế biến hoặc nấu ở nhiệt độ cao các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng bên trong.
- Tốt nhất nên sử dụng thêm sữa bột để tránh bị hao hụt lượng vitamin B1 khi cơ thể hấp thụ, điều này rất quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.