Bệnh celiac có nguy hiểm không?
Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten do cơ thể bị dị ứng với các thực phẩm có chứa Gluten có trong lúa mạch, yến mạch và lúa mì. Bệnh Celiac gây ra các phản ứng với Gluten làm cho cơ thể có những phản ứng để từ chối chất này gây ra các rối loạn nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá.
Dị ứng với gluten là nguyên nhân chính gây nên bệnh Celiac
Nguy cơ gây ra bệnh celiac
Đây là bệnh lý liên quan đến yếu tố di truyền, nên nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh Celiac, thì khoảng 1 người trong số 10 thành viên khác trong gia đình cũng có khả năng mắc bệnh này.
Bệnh Celiac thường sẽ không biểu hiện triệu chứng nếu không có yếu tố gây bệnh, bệnh sẽ phát triển khi gặp các yếu tố sau:
- Khi ăn các thức ăn có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Thì hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và gây tổn thương những tại ruột non.
- Quá căng thẳng
- Nhiễm trùng đường ruột
- Sau sinh hay sau các phẫu thuật đường tiêu hóa.
Căng thẳng cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh Celiac
Bệnh Celiac có thể gây ra những biến chứng gì?
Bệnh Celiac có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như không phát hiện và cải thiện tình trạng bệnh sớm. Một số nguy cơ gây ra do bệnh Celiac như:
- Gluten gây tổn thương niêm mạc ruột non ở người bị bệnh Celiac. Tình trạng này sẽ ngăn cơ thể bạn không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn đông máu….
- Bệnh celiac dẫn đến tăng nguy cơ của cả hai ung thư hạch và ung thư biểu mô của ruột non
- Bệnh lâu ngày và không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn như viêm loét ruột non và co hẹp ruột non do sẹo.
Vết loét ruột non do bệnh Celiac gây ra các phản ứng đối với hệ tiêu hoá
Cách phòng ngừa bệnh celiac
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Celiac?
- Loại trừ gluten khỏi chế độ ăn: Tránh thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, và bánh mì. Hãy chuyển sang các loại thực phẩm không chứa gluten để giảm thiểu rủi ro.
- Tăng cường tiêu thụ trái cây và rau củ: Chúng không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng mà không chứa gluten.
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu: Cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng từ bệnh Celiac.
- Kiểm soát các sản phẩm hàng ngày có chứa gluten: Các sản phẩm như kem đánh răng, son môi cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng do không hấp thụ được.
- Duy trì chỉ số BMI ổn định: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BMI từ 18.5 đến 24.9 là lý tưởng.
Loại trừ gluten khỏi chế độ ăn để giảm thiểu rủi ro
Kết luận
Bệnh Celiac có thể nói là một loại bệnh không phổ biến nhưng nếu mắc phải sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, hãy thường xuyên thăm khám và làm xét nghiệm để phát hiện bất thường kịp thời, từ đó áp dụng hướng chữa trị tốt nhất..