Bệnh celiac và những dấu hiệu nhận biết ban đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh Celiac là gì?
- Celiac hay còn gọi là hội chứng cơ thể không dung nạp Gluten (Gluten là các protein khác nhau được tìm thấy ở trong một số thực phẩm như: Lúa mì, các loại đậu, ngũ cốc,…) Có nghĩa là khi mắc bệnh Celiac cơ thể sẽ không thể hấp thu được các thực phẩm chứa gluten như kể trên.
- Celiac là căn bệnh mà cơ thể bị dị ứng với các thực phẩm chứa gluten, nên cơ thể không thể dung nạp chúng. Khi cơ thể ăn hoặc uống phải các sản phẩm có chứa gluten thì hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ tự nhận đó là các chất gây hại cho cơ thể và từ đó phát tín hiệu nguy hiểm đến não bộ. Thực hiện các phản ứng tấn công lại yếu tố gây hại, đặc biệt là lớp mô ở ruột non, dẫn đến làm mỏng đi lớp niêm mạc ruột làm tổn thương ruột non.
- Đây là một căn bệnh không thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Cũng vì hiếm gặp phải nên biến chứng nó để lại cũng khá nghiêm trọng. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như suy dinh dưỡng, loãng xương, hội chứng xương thủy tinh, tê bì chân tay, tê bại dây thần kinh ngoại biên, chậm phát triển trí não, nhẹ nhất là gây ra các tổn thương lên tế bào ở ruột non.
Hội chứng cơ thể không dung nạp Gluten
Triệu chứng của bệnh Celiac là gì?
Mỗi cơ thể chúng ta sẽ có những triệu chứng, những biểu hiện và các mức độ bệnh khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Có những người khi mắc phải Celiac cơ thể hầu nhưng không có một biểu hiện cụ thể nào rõ rệt. Nhưng nhìn chung đa phần khi mắc phải Celiac chúng ta thường sẽ có những biểu hiện sau:
Vì sự khác nhau về sự hoàn thiện trong hệ tiêu hóa, biểu hiện celiac cũng có sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em.
Triệu chứng ở người lớn:
- Tiêu chảy: Theo một nghiên cứu, khoảng 43% người mắc bệnh celiac bị tiêu chảy. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cũng rất nhiều: có thể do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột,… Vì vậy để chắc chắn chúng ta nên đi đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán.
- Mệt mỏi và uể oải: Vì cơ thể không thể hấp thu Gluten nên việc nạp năng lượng cũng như dinh dưỡng cho cơ thể không đủ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất và năng lượng. Ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc rất nhiều.
- Giảm cân: Việc thiếu hụt một lượng lớn năng lượng được cung cấp dễ dẫn đến việc cơ thể bạn sẽ bị giảm cân nghiêm trọng và cân nặng không được giữ một cách ổn định. Đây là một trong những biểu hiện ban đầu và phổ biến nhất của căn bệnh Celiac. Theo một nghiên cứu cũ hơn sau khi điều trị, các triệu chứng đã được giải quyết hoàn toàn và những người tham gia tăng trung bình 17 pound (7,75 kg).
- Đầy bụng, khó tiêu,thừa khí: Việc đầy bụng, dư khí có rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có thể kể đến là : trào ngược dạ dày thực quản, táo bón. Nhưng theo nghiên cứu khoảng 7% người mắc bệnh gặp phải tình trạng này.
- Buồn nôn
- Phát ban, ngứa: Celiac có thể gây ra tình trạng ngứa và phát ban. Có thể giải thích đây là một dạng viêm da do Herpes. Để không bị nhầm lẫn giữa các biểu hiện về viêm da khác. Bạn có thể đến thăm khám ở một bệnh viện uy tín. Bác sĩ sẽ cho bạn 1 kết luận cụ thể và chính xác về tình trạng của mình bạn nhé.
Còn rất nhiều biểu hiện gây ra ở người lớn do Celiac. Để có một kết luận chính xác bạn nên đến một trung tâm y tế có đầy đủ uy tín để thăm khám và xét nghiệm.
43% người mắc bệnh celiac bị tiêu chảy
Triệu chứng ở trẻ em
Ở trẻ em cũng có sự khác biệt giữa các bé khi mắc bệnh Celiac này.
Những thông thường các bé sẽ có các biểu hiện như: suy dinh dưỡng,chậm lớn, đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là tiêu chảy-biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ bị Celiac.
Vì trẻ nhỏ thường gặp các vấn đề về tiêu hóa nên việc sớm kết luận bé bị Celiac sớm là không chính xác. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bố mẹ nghi ngờ hoặc có một trong các biểu hiện trên.
Celiac ở trẻ em
Làm thế nào phòng được bệnh Celiac?
- Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm có chứa gluten thì chúng ta có thể tránh và thay thế bằng thực phẩm khác.
- Tránh các thực phẩm có chứa giàu Gluten như: Bia, rượu, ngũ cốc, bún, xà lách, khoai tây,…
- Không nên sử dụng quá nhiều chất phụ gia
- Cần thay đổi chế độ sinh hoạt một cách lành mạnh và hợp lý (Sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ giúp cho bạn mau khỏi bệnh. Đảm bảo ăn ngày đủ 3 bữa chính và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, nên đi ngủ trước 11h để ruột được nghỉ ngơi và tăng sinh tế bào)
- Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh Celiac như : nguyên nhân, triệu chứng dễ thấy khi mắc bệnh, các phòng tránh,…
- Cần đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và tình trạng tiến triển bệnh của mình.
- Nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa, thể trạng. Đồng thời bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng thuốc mà Bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên môn để tránh tình trạng nặng lên của bệnh.
- Tham khảo ý kiến Bác sĩ phụ trách điều trị để bạn có thể xây dựng một thực đơn, một chế độ ăn phù hợp để tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà bạn cần nắm về căn bệnh tưởng chừng là đơn giản nhưng rất nguy hiểm mang tên CELIAC. Với những thông tin chuyên môn về căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa,kiểm soát và đẩy lùi biến chứng do Celiac gây ra.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.