Bệnh trĩ và các cách phòng tránh hiệu quả
Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và cách phòng tránh bệnh.
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và biểu hiện
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.
Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Cả nam và nữ đều có thể bị trĩ, nhất là người từ 30 đến 60 tuổi. Cứ 2 người trên 50 tuổi thì có một người bị trĩ (ít nhất 1 lần trong đời).
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ chưa được xác định, song có một số yếu tố thường xuyên được nhắc đến:
- Táo bón mạn tính: Cố gắng rặn khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn.
- Mang thai: Áp lực từ tử cung lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu.
- Đứng hoặc ngồi lâu: Làm giảm lưu thông máu, gây ứ đọng máu ở vùng hậu môn.
- Chế độ ăn ít chất xơ: Khiến phân cứng, khó đi ngoài, gây tổn thương tĩnh mạch hậu môn.
- Tuổi tác: Cơ và mô liên kết ở hậu môn yếu dần theo thời gian.
Ngoài ra trĩ còn xuất hiện trong một số bệnh lý khác như xơ gan, u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung…
Bệnh trĩ diễn biến âm thầm trong cơ thể, khi người bệnh cảm thấy đau đớn cũng là lúc bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng cần quan tâm đến sức khỏe bản thân, nhận biết sớm những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để can thiệp điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng của từng loại trĩ mà bạn nên biết:
- Trĩ giai đoạn đầu: Người mới bị trĩ thường có cảm giác ngứa rát ở hậu môn, thỉnh thoảng đi ngoài ra máu và có cảm giác đau rát.
- Trĩ ngoại: Biểu hiện Bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết với những dấu hiệu như hậu môn bị ngứa hoặc kích ứng, nứt kẽ hậu môn, hậu môn sưng to. Trường hợp nặng thường có những biểu hiện như đại tiện ra máu, trĩ sa ra ngoài gây đau đớn.
- Trĩ nội: Biểu hiện của Bệnh trĩ nội rất hay gặp là chảy máu sau khi đại tiện, búi trĩ sa hoặc nhô ra ngoài hậu môn, viêm sưng hậu môn, có thể gây cảm giác đau đớn và bị kích ứng. Trĩ nội có thể gây tiết nhiều chất nhầy, gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu.
- Trĩ huyết khối: Bệnh do máu ứ đọng trong búi trĩ, gây viêm, sưng tấy, có thể xuất hiện cục cứng gần hậu môn và có cảm giác đau dữ dội.
Những biện pháp phòng tránh bệnh trĩ trong đời sống hàng ngày
Để phòng tránh bệnh trĩ nên:
- Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy muốn đi cầu và tránh rặn khi đi cầu.
- Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích đường ruột và ngăn ngừa táo bón, nó cũng giúp ích trong việc hạn chế triệu chứng của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, tránh đứng hoặc ngồi lâu, nhất là trên các bề mặt cứng như bê tông hay gạch.
- Uống đủ nước và bổ sung đầy đủ chất xơ có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh trĩ trong tương lai. Trong đó, nước giúp làm mềm phân. Chất xơ giúp tạo ra khối lớn trong ruột, làm mềm phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
Người bệnh trĩ nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Những gia vị cay nóng, đường, muối.
- Bia rượu, cà phê và một số lọai nước uống có gas.
- Đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, đồ ngọt.
Mặc dù bệnh trĩ rất phổ biến nhưng do vướng ngại tâm lý, nhiều người chịu đựng những cơn đau mà không tìm cách giải quyết. Trước đó, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn ngừa trĩ phát triển. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện, bạn bị đau và khó chịu thì hãy đến gặp bác sĩ. Việc điều trị sẽ giúp loại bỏ búi trĩ, ngăn ngừa biến chứng và giúp bạn dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục, ăn nhiều chất xơ, tránh ngồi lâu một chỗ sẽ giúp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát trong tương lai.
Những thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh trĩ
Tại Pharmacity có phân phối một số thực phẩm chứng năng hỗ trợ cho bệnh trĩ như:
- Viên uống An Trĩ Vương (Hộp 3 vỉ x 10 viên) Công dụng Hỗ trợ giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch. Hỗ trợ giúp giảm táo bón và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, đau, sa búi trĩ).
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giấp Cá Plus (3 vỉ x 10 viên/hộp) công dụng Hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ tăng tính bền của thành mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trĩ
- Viên uống Traphaco Tottri (Hộp 30 viên) công dụng hỗ trợ làm co các búi trĩ, bền vững thành mạch. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trĩ nội, trĩ ngoại như: đau rát, ngứa vùng hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện. Hỗ trợ giảm trĩ tái phát.
- Viên uống Healthy Life Green Living Vein Care (Hộp 60 viên) công dụng: Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, làm giảm các triệu chứng: phù nề, đau nhức chân do suy giãn tĩnh mạch, giảm các triệu chứng do trĩ
Trên đây là những chia sẻ về bệnh trĩ và các thực phẩm chức năng hỗ trợ. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.