[A-Z] Bệnh trĩ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị & phòng ngừa
Bệnh trĩ là một bệnh lý khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi nhắc đến. Vì vậy, việc phát hiện và quá trình điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu để bệnh lý này càng kéo dài sẽ gây ra các biến chứng làm tổn hại đến sức khỏe cá nhân. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng trên một cách hiệu quả nhất.
Tổng quan về bệnh trĩ
Tuy đây là bệnh lý khá phổ biến ngày nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được khái niệm “Bệnh trĩ là gì?”. Thực tế, trĩ chính là kết quả do các mao mạch ở phần cuối trực tràng cùng với xung quanh khu vực hậu môn bị sưng lên, lâu dần sẽ ứ máu và dẫn đến cảm giác đau đớn khi người bệnh ngồi hay đi vệ sinh.
Ngoài ra, dựa trên vị trí phát sinh mà bệnh trĩ được chia thành 2 nhóm, gồm có:
- Trĩ ngoại: Là khi búi trĩ nằm phía ngoài hậu môn, khiến người bệnh bị đau, ngứa và thỉnh thoảng còn kèm theo xuất huyết.
- Trĩ nội: Là búi trĩ nằm ở phía trong trực tràng, có chảy máu nhưng sẽ không đau. Ngoài ra, nhiều trường hợp búi trĩ phát triển quá mức và lồi ra ngoài khu vực hậu môn được gọi là sa búi trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Sau khi đã hiểu được “Bệnh trĩ là gì?”, Pharmacity sẽ cung cấp đến bạn các dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến, gồm có:
- Khu vực hậu môn bị sưng, có cảm giác ngứa hay kích ứng khó chịu.
- Gặp khó khăn trong quá trình đi vệ sinh.
- Khi người bệnh bị trĩ nặng thì các búi trĩ có thể lòi ra ngoài bộ phận hậu môn.
Trên đây là các dấu hiệu chung khi bị bệnh trĩ, ngoài ra tình trạng này còn có một số biểu hiện khác nhau ở từng nhóm. Cụ thể:
- Đối với trĩ nội: Bạn có thể gặp tình trạng máu lẫn vào phân hay dây ra khăn giấy và bồn cầu. Riêng trường hợp sa búi trĩ, thì khu vực quanh hậu môn sẽ có những mô nhỏ bị sưng đỏ, đau nhói và sau khi đi đại tiện, các búi trĩ cũng tự động quay trở lại bên trong cơ thể.
- Đối với trĩ ngoại: Tình trạng trĩ ngoại thường không chảy máu, nhưng máu sẽ ứ lại trong búi trĩ, hình thành các huyết khối gây sưng viêm và đau nhức khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Thật ra, việc gia tăng áp lực ở bộ phận hậu môn và trực tràng chính là nguyên do chủ yếu gây nên bệnh trĩ. Những áp lực này làm ứ đọng máu ở các tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng sưng viêm đau nhức. Bên cạnh đó, các thói quen và yếu tố khác làm tăng rủi ro mắc bệnh này có thể kể đến như:
- Tình trạng táo bón kéo dài.
- Thói quen ngồi quá lâu.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Các biến chứng của bệnh trĩ
Thực tế, bệnh trĩ không có khả năng lây truyền qua bất kỳ đường nào và cũng không có biến chứng đi kèm. Mặt khác, trong vài tình huống thì vẫn có thể xảy ra vấn đề vỡ búi trĩ, gây sự đau nhức và chảy máu nhưng hầu hết chúng sẽ tự lành mà không cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, tình trạng xuất huyết do bệnh trĩ cung gây thiếu máu, gây trĩ tắc mạch và nhiễm trùng.
Cách chẩn đoán bệnh trĩ
Ngoài việc biết được các dấu hiệu bệnh trĩ, bạn cũng có thể thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác hơn. Khi đó, các kỹ thuật sẽ được bác sĩ lựa chọn để kiểm tra tình trạng bệnh, như:
- Nội soi bộ phận đại tràng cùng với hậu môn.
- Tìm kiếm, theo dõi tình trạng máu lẫn trong phân.
- Kiểm tra tổng quát trực tràng và hậu môn.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay
Quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả hay không sẽ còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh. Vì thế, bạn nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất bằng cách chữa tại nhà hoặc nhờ đến sự can thiệp bằng các biện pháp y tế.
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà
Theo các bác sĩ, bệnh trĩ không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nên bạn cũng có thể khắc phục ngay tại nhà với các phương pháp sau:
- Có thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe cho vùng chậu của cơ thể.
- Nên ngâm nước ấm nhằm giúp xoa dịu cảm giác sưng đau do bệnh trĩ gây ra.
- Hạn chế rặn khi đi đại tiện, không nhịn đi vệ sinh và cần có một khung giờ nhất định cho việc đi vệ sinh.
- Cung cấp chất xơ vào thực đơn và uống đủ nước mỗi ngày. Bởi vì nước và chất xơ có tác dụng làm mềm phân, từ đó phòng ngừa bệnh táo bón, làm giảm áp lực tác động đến búi trĩ.
- Có thể dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp y tế
Có sự can thiệp từ y tế cũng là một phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất khi tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Ngoài ra, còn có các phương pháp y tế khác như:
- Tiêm xơ trĩ: Bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất và tiêm vào các búi trĩ khiến chúng tự động teo lại và rụng dần.
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Dùng vòng cao su và thắt vào đáy búi trĩ, thao tác này làm ngăn cản lưu lượng máu tại đây và lâu dần búi trĩ cũng tự thu nhỏ lại.
- Sử dụng ánh sáng hồng ngoại hay laser: Kỹ thuật này có tác dụng làm búi trĩ đang chảy máu thu nhỏ lại bằng tia hồng ngoại hay tia laser.
- Phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ: Trường hợp kích thước búi trĩ quá lớn hay bệnh nhân không thể áp dụng các phương pháp điều trị trên thì phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Khi bị bệnh trĩ làm bạn bị mất tự tin và luôn cảm thấy khó chịu trong suốt thời gian dài. Vì vậy, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này bằng cách:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Cung cấp hàm lượng chất xơ vào chế độ dinh dưỡng thông qua rau củ quả, trái cây cùng với ngũ cốc nguyên hạt.
- Xây dựng kế hoạch luyện tập thể dục mỗi ngày.
- Chú trọng việc vệ sinh hậu môn đúng cách. Chi tiết, nên hạn chế dùng giấy vệ sinh có chất tạo mùi hay quá thô ráp sẽ làm tổn thương bộ phận này. Thay vào đó, hãy sử dụng giấy mềm hoặc khăn ướt không mùi khi vệ sinh hậu môn.
Như vậy, có thể thấy bệnh trĩ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, đặc biệt đối với những người có tính chất công việc ngồi lâu thì bệnh lý này cũng là nỗi ám ảnh. Vì thế, hãy chủ động phòng bệnh bằng việc thiết lập lại chế độ dinh dưỡng luôn có chất xơ, uống đủ nước và tập luyện thể dục thường xuyên.