Bệnh viêm họng ở trẻ em và phương pháp điều trị
Trẻ bị viêm họng là một trong những bệnh lý thường gặp khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi con mình mắc phải. Các triệu chứng của viêm họng khiến bé khó chịu và mệt mỏi nên nhiều cha mẹ loay hoay tìm cách khắc phục, đặc biệt là dùng kháng sinh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về bệnh viêm họng ở trẻ
Tổng quan về bệnh viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở phía trong cổ họng, khiến cho họng bị đau, đỏ hoặc sưng một cách nhanh chóng. Đây là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của các bé còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm.
Viêm họng ở trẻ em
Bệnh viêm họng ở trẻ thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan, tránh trường hợp trẻ bị viêm họng lâu ngày không khỏi, có thể dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính hoặc các biến chứng đường hô hấp, có thể theo con bạn đến mãi về sau khi các bé đã trưởng thành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc trong tương lai.
Vì sao trẻ em dễ mắc viêm họng
So với người lớn, viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa cao.
2 loại viêm họng thường gặp ở trẻ bao gồm:
- Viêm họng cấp tính: Tình trạng bệnh được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm rõ rệt sau 7-10 ngày.
- Viêm họng mãn tính (Viêm họng hạt, Viêm họng mủ): Bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lần.
Triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi mắc bệnh khó có thể chỉ rõ cho bố mẹ vị trí bị đau, khó chịu. Nhưng các triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường khá dễ nhận biết, bé sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Bé ho nhiều, có thể có đờm hoặc không, bị khàn tiếng,…
- Sốt cao từ 38 – 40 độ C, người mệt mỏi, khóc, biếng ăn.
- Hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, khó thở.
- Cổ họng bị sưng đỏ hoặc xuất hiện đốm trắng quanh vòm họng
- Có hạch cổ bị sưng đau, ho có đờm, có hạt,…
- Cổ họng trẻ bị sưng đỏ hoặc có đốm trắng quanh vòm họng.
Ngoài ra, cần chú ý viêm họng ở trẻ có thể gồm viêm họng cấp, viêm họng mãn, viêm họng hạt hay viêm họng mủ. Mỗi loại bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng khác nhau do vậy cha mẹ cần quan sát kỹ để nhận biết bệnh. Để chắc chắn, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, có thể liên hệ với bác sĩ tư vấn cụ thể.
Triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ rất quan tâm đến việc viêm họng làm sao hết hẳn và không để lại biến chứng cho trẻ. Dưới đây là một số cách điều trị viêm họng phổ biến:
- Sử dụng thuốc kháng viêm: Một trong những cách điều trị viêm họng hiệu quả nhất là dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm đau và chống viêm, hạ sốt, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm dần các triệu chứng sưng tấy khi đau.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:
- Khoảng 10% tình trạng viêm họng ở trẻ gây ra bởi vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Penicillin V: Kháng sinh uống thường được chỉ định cho hầu hết các trường hợp viêm họng.
- Amoxicillin: Kháng sinh uống thay thế penicillin, rất hữu ích, có thể uống trong lúc ăn.
- Penicillin G benzathin A: Kháng sinh tiêm bắp 1 liều duy nhất, dùng ở những bệnh nhân không thể uống thuốc hoặc không thể hoàn thành quá trình uống thuốc trong 10 ngày.
- Erythromycin ethyl succinat: Kháng sinh uống, phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.
- Khoảng 10% tình trạng viêm họng ở trẻ gây ra bởi vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối: Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng nước muối ấm vài lần trong ngày có tác dụng làm giảm sưng cổ họng, kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất gây kích ứng hay vi khuẩn.
- Viên ngậm chữa đau họng và siro ho: Ngậm thuốc ho có xu hướng kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng. Để gia tăng tác dụng phụ tích cực, hãy chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát hoặc làm tê như tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, siro ho cũng giúp giảm sự đau rát vùng cổ họng.
Uống siro ho để giữ ấm cổ họng
- Nước uống: Việc duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể rất quan trọng, đặc biệt là khi cơ thể bạn không khỏe, cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để lượng nước này giúp giữ ẩm cho các màng nhầy, tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích, giúp cơ thể chiến đấu chống lại các triệu chứng cảm lạnh khác.
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi có thể không phải là giải pháp nhanh nhất nhưng có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm để chống lại sự nhiễm trùng gây ra viêm họng. Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, việc đó sẽ giúp cơ thể chống lại virus để bạn sớm phục hồi.
Kết luận
Viêm họng ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp, khiến trẻ cảm thấy nóng rát, ngứa họng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị viêm họng sẽ giúp phụ huynh bảo vệ sức khỏe của trẻ hiệu quả hơn. Chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tránh những biến chứng không mong muốn và đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ trong tương lai. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng ở trẻ em.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.