Viêm họng mạn là gì?
Viêm họng mạn tính là tình trạng đau họng dai dẳng kéo dài trong một vài tuần hoặc lặp lại thường xuyên. Viêm họng mạn tính có thể do nhiễm trùng, chất ô nhiễm từ môi trường, dị ứng hoặc trào ngược acid dạ dày – thực quản. Điều trị bằng cách giải quyết các nguyên nhân xảy ra.
Viêm họng mạn tính gây đau họng dai dẳng
Viêm họng mạn là gì?
Viêm họng (đau họng) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến thường biến mất sau một vài ngày. Nhưng khi đau nhức kéo dài hoặc quay trở lại thường xuyên, nó được gọi là viêm họng mạn tính.
Cần phân biệt viêm họng cấp tính (Tình trạng viêm hầu họng, chủ yếu điều trị triệu chứng và thường biến mất trong vòng 10 ngày) và mạn tính (Tình trạng viêm kéo dài lâu hơn, xác định đúng nguyên nhân và điều trị thường trong vài tuần).
Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm họng mạn tính:
- Nhiễm virus
- Nhiễm khuẩn
- Tác nhân dị ứng, ô nhiễm môi trường
- Trào ngược axit dạ dày – thực quản (GERD)
- Hút thuốc lá
- Viêm xoang mạn tính
- Ung thư vòm họng
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mạn
Các dấu hiệu viêm họng mạn tính tương tự như các triệu chứng viêm họng cấp tính. Nói chung, tình trạng này là mạn tính nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày. Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm:
- Đau họng dai dẳng
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
- Kích ứng nơi cổ họng, khô cổ
- Khó nuốt
- Amidan đỏ
- Ho, ho gắng sức để tống đờm
Nếu đau họng có nhiễm khuẩn, bạn cũng có thể có thêm các triệu chứng như:
- Sốt
- Nhức đầu
- Buồn nôn và nôn
- Ho
- Hắt hơi
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm họng mạn chủ yếu dựa vào việc tìm kiếm và giải quyết nguyên nhân bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Thay đổi lối sống, thực hiện các biện pháp tự chăm sóc:
- Uống nhiều nước ấm
- Tránh các chất kích thích, khói thuốc lá, môi trường không khí quá khô
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm cho không khí, điều này giúp giảm khô họng
- Thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên tránh sự phát triển của vi khuẩn
- Sử dụng thuốc giảm triệu chứng: Thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn, viêm ngậm, xịt họng, nước muối giúp làm dịu, giảm đau, viêm
- Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
- Điều trị trào ngược axit dạ dày – thực quản: Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, hạn chế đồ cay, chua, chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, không nằm liền sau khi ăn…
- Can thiệp phẫu thuật: Cắt amidan trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và thường xuyên tái đi tái lại. Nếu bị ung thư vòm họng thì tùy theo mức độ, chỉ định của bác sĩ bao gồm phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp phòng ngừa viêm họng
Kết luận
Viêm họng mạn tính là một bệnh lý không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Hãy luôn giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh răng miệng, và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây hại như khói thuốc, bụi bẩn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng họng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống.