Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau cơ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Triệu chứng thường gặp của các bệnh cơ xương khớp là đau cơ, căng cơ, co rút cơ. Đau cơ bắp có thể xảy ra ở một chỗ hay nhiều chỗ do vận động quá mức, tổn thương cơ khi vận động, viêm cơ, bệnh về cơ. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu Đau cơ là gì? qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.
Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.
Triệu chứng
Đau và đau nhức là các triệu chứng cơ bị tổn thương và bạn có thể cảm nhận điều này khi di chuyển hoặc nghỉ ngơi.
Khi cơ bị tổn thương, tình trạng viêm có thể gây ra đau và sưng. Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi di chuyển hoặc chạm vào cơ.
Ngay cả khi nghỉ ngơi, hoặc khi hoạt động mà bị tổn thương, bạn có thể bị đau cơ.
Đau cơ có thể ở mức độ nhẹ, gần như không khiến bạn khó chịu – hoặc ở mức độ nghiêm trọng khiến bạn hoàn toàn không thể sử dụng cơ.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức cơ bắp bao gồm:
Căng thẳng: Căng thẳng khiến cho cơ thể giảm bớt khả năng chống lại bệnh tật. Ở những người đang cảm thấy không khỏe và căng thẳng kéo dài, đau cơ có khả năng xảy khi cơ thể phải cố gắng để chống lại viêm hay nhiễm trùng. Các triệu chứng khi căng thẳng gồm:
- Tim đập nhanh hoặc tăng nhịp tim
- Huyết áp cao
- Đau đầu
- Run rẩy
- Đau cơ ngực
- Cảm thấy khó thở hoặc thở gấp
Thiếu chất dinh dưỡng: Một người có thể bị đau nhức cơ bắp khi không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống. Vitamin D đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo các cơ bắp hoạt động. Ngoài ra, vitamin D còn giúp hấp thu canxi nên nếu thiếu hụt vitamin này trong cơ thể sẽ dẫn đến hạ canxi máu.
Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp, ảnh hưởng đến xương và các cơ quan cũng như cơ bắp.
Thiếu nước: Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến đau cơ. Do đó, bổ sung đủ nước sẽ giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Mất nước khiến các chức năng thiết yếu như thở và tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
Căng cơ: Căng cơ, bong gân hay các chấn thương khác có khả năng gây đau cơ và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một khu vực sẽ trở nên cứng và đau nếu bị tổn thương. Các động tác kéo căng cơ cũng khiến gây đau nhức cơ bắp.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Giấc ngủ là khoảng thời gian để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Nếu ngủ không đủ giấc, bạn có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp.
Vận động quá sức: Tập luyện thể dục quá mức có thể dẫn đến cứng và đau cơ. Các yếu tố sau đây thường khiến cơ dễ bị đau hơn khi tập luyện:
- Chưa có thói quen tập thể dục trước đây
- Thử một bài tập mới
- Tập luyện với cường độ cao hoặc thời gian kéo dài hơn bình thường
- Không khởi động hoặc giãn cơ đúng cách trước khi tập
Nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau có thể gây ra đau cơ, chẳng hạn như:
- Thiếu máu
- Viêm khớp
- Hội chứng mệt mỏi mạn tính
- Đau cách hồi (đau từng cơn)
- Viêm da cơ địa
- Cảm cúm
- Đau xơ cơ
- Lupus
- Bệnh Lyme
- Bệnh đa xơ cứng
- Viêm phổi
- Bạch cầu đơn nhân…
Đối tượng nguy cơ
Tình trạng căng cơ quá mức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường không lường trước được. Tuy nhiên đối tượng dễ bị căng cơ thường là những người trẻ trong độ tuổi từ 22 – 35, chủ yếu:
- Nhân viên văn phòng
- Vận động viên thể thao hoặc người tập luyện quá sức
- Người lao động quá mức, hoặc làm công việc nặng nhọc.
Chẩn đoán
Nhiều kỹ thuật có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cơn đau, gồm có khám lâm sàng, dùng công cụ đo mức độ đau và test hình ảnh. Những kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:
- CT hoặc CAT scan;
- MRI (cộng hưởng từ);
- Chụp hình gian đốt sống;
- Tủy đồ;
- EMG (Electromyography) còn được gọi là điện cơ, là chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và tế bào thần kinh cơ.
- Xạ hình xương.
Phòng ngừa bệnh
Để trở nên khỏe mạnh và sung sức hơn, bạn sẽ luôn phải chịu một giai đoạn đau cơ. Tuy nhiên, để giảm đau cơ đến tối thiểu, bạn có thể chú ý đến các việc sau:
- Khởi động. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng cơ trước khi bạn tập thể dục có thể không có lợi cho cơ bắp bằng việc khởi động. Khởi động chính là hoạt động mà bạn muốn luyện tập nhưng được thực hiện ở một cường độ thấp hơn, như chạy bộ chậm, nhảy dây, hoặc nâng tạ nhẹ. Điều này giúp cơ bắp sẵn sàng hoạt động bằng cách từ từ tăng lưu lượng máu đến cung cấp cho cơ bắp.
- Uống nước. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn, bôi trơn các khớp xương, và giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, để tạo năng lượng và sức khỏe. Nếu uống nước không đúng cách, cơ thể sẽ không thể hoạt động ở mức tối đa và có thể là nguyên nhân của hiện tượng mệt mỏi, chuột rút, chóng mặt, hoặc các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn.
- Nghỉ ngơi. Để cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 tiếng sau khi tập luyện. Ví dụ, khi chạy bộ, bạn chủ yếu sử dụng các cơ bắp ở phần dưới cơ thể. Nên nghỉ ngơi 2 ngày để cho cơ bắp hồi phục trước khi tiếp tục tập luyện. Không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ bắp có thể bị tổn thương chứ không phải là sẽ phát triển tốt hơn.
- Sử dụng kỹ thuật thích hợp. Nếu bạn tham gia tập luyện ở phòng tập thể dục hoặc câu lạc bộ sức khỏe, cần hỏi huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn để biết cách sử dụng các máy nâng tạ, máy chạy bộ, hoặc các thiết bị khác đúng kỹ thuật. Kỹ thuật đúng sẽ giúp tránh đau khớp và cơ.
- Thả lỏng. Khi kết thúc tập luyện, điều quan trọng là phải nhớ căng cơ. Cơ bắp của bạn dễ căng hơn khi được làm ấm. Căng cơ giúp bạn trở nên linh hoạt hơn đồng thời giúp máu lưu thông từ các cơ bắp trở về tim.
- Tập luyện trong ngưỡng cho phép. Bạn có thể bị lôi cuốn vào các bài tập cường độ cao, nhưng nên nhớ tăng cường độ tập một cách từ từ. Theo thời gian, bạn có thể nâng tạ nặng hơn hay có thể chạy nhanh hơn. Nhưng việc tăng cường độ tập quá nhanh chóng có thể gây chấn thương.
Điều trị như thế nào?
Đau cơ là một tình trạng thường gặp, nhưng việc sử dụng thuốc như thế nào, với những trường hợp đau do tập luyện thì thường tự giảm đau sau 2 ngày với biện pháp nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao nơi tổn thương (nguyên tắc RICE – Rest, Ice, Compression, Elevation). Tuy nhiên, những trường hợp không giảm đau hoặc đau do các nguyên nhân bệnh lý khác, người bệnh cảm thấy đau ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt.
Các thuốc được dùng để điều trị triệu chứng đau cơ, nếu có nguyên nhân thì cần điều trị cả nguyên nhân gây bệnh thì tình trạng đau cơ mới cải thiện.
Một số thuốc dùng khi bị đau cơ và chỉ định dùng thuốc:
- Nhóm thuốc giảm đau: Được dùng theo bậc, từ các thuốc giảm đau nhẹ tới các thuốc giảm đau mạnh và phối hợp các thuốc.
- Paracetamol (acetaminophen): Là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng, thường được sử dụng để giảm những cơn đau nhẹ và vừa. Thuốc được dùng với liều từ 10-15mg/kg cân nặng và dùng cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng nếu bệnh nhân còn đau. Paracetamol thường được chỉ định trong các trường hợp đau cơ như đau đầu do căng cơ, đau lưng dưới…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ngoài tác dụng giảm đau, thì thuốc còn có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Thuốc có tác dụng cắt đứt quá trình sản xuất chất gây trung gian hoá học gây phản ứng viêm, nên có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Chỉ định dùng trong trường hợp đau cơ sau hoạt động quá sức, đau do viêm khớp, thoái hoá… Một số thuốc nhóm thuốc này gồm: Thuốc không kê đơn gồm ibuprofen, naproxen, aspirin… Các thuốc cần dùng theo đơn của bác sĩ gồm diclofenac, meloxicam, celecoxib… Lưu ý, thuốc này có nhiều tác dụng phụ như tác dụng trên đường tiêu hóa tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ đột quỵ… nên không sử dụng quá 5 ngày mà chưa hỏi ý kiến của chuyên gia.
- Thuốc corticosteroid: Đây là nhóm thuốc kháng viêm steroid có tác dụng giảm đau mạnh. Dùng trong các trường hợp đau nhiều, đau do bệnh tự miễn và đau mà không đáp ứng với thuốc NSAID dùng trước đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hết sức cẩn thận vì nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như đau bụng, lông mọc rậm, loãng xương, suy tuyến thượng thận, suy yếu hệ miễn dịch… Cho nên, thuốc này cần sử dụng đúng theo liều và cách bác sĩ kê.
- Nhóm thuốc Opioids: Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Opioid là thuốc giảm đau loại rất mạnh, thường dùng cho những cơn đau cơ trầm trọng. Opioid giúp khóa các thụ thể đau ở não và cũng gây tác động lên nhịp tim, nhịp thở. Chỉ định dùng khi các biện pháp giảm đau trên đã dùng đúng mà không mang lại hiệu quả mong muốn. Một vài thuốc opioid thường gặp gồm có: morphine, fentanyl… Tác dụng phụ của opioid có thể bao gồm buồn ngủ, cảm giác buồn nôn, táo bón, nhịp tim chậm và thở chậm. Thuốc này cần dùng theo đơn và nếu dùng dài sẽ dẫn tới nghiện thuốc. Cho nên cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn dùng dài ngày.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Ngoài các loại thuốc giảm đau, thì thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng kết hợp cùng với thuốc giảm đau để tăng hiệu quả. Thuốc có tác động lên hệ thần kinh trung ương, kết quả giúp cơ giãn ra. Tuy nhiên, bạn cần biết uống thuốc giãn cơ khi nào? Thuốc được dùng kết hợp khi có tình trạng co thắt cơ vân, cơ bị co cứng, ấn đau nhiều như trong tình trạng đau do thoái hóa khớp, đau cổ cấp… Một vài loại thuốc giãn cơ thông dụng là baclofen, cyclobenzaprine, myonal…
Các thuốc giảm đau được dùng theo bậc giảm đau, ban đầu dùng một thuốc nếu không cải thiện thì kết hợp thêm thuốc. Ngoài ra, nếu bị đau cơ bạn nên kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc để nâng cao hiệu quả.