Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Hắt hơi là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Hắt hơi là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây khó khăn trong giao tiếp và ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trạng thái này là do dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, hít phải các chất kích thích (khói thuốc, bụi…),… Vậy hắt hơi là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Hắt hơi là phản xạ tự nhiên khó kiềm chế của cơ thể, thường xảy ra đột ngột và không có dự báo trước đó. Về bản chất, nó là hoạt động đẩy không khí ra khỏi phổi qua khoang mũi để làm sạch đường thở. Vậy nó xảy ra khi nào? Hắt hơi xảy ra khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như dị ứng, hít phải chất kích thích (khói thuốc, bụi, phấn hoa), thời tiết lạnh,…
Hắt hơi liên tục hay từng cái một thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Đó cũng có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi vận mạch. Dựa trên những bất thường xảy ra, chúng ta cần có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn.
Triệu chứng
Chức năng của mũi là làm sạch không khí, đảm bảo vi khuẩn và bụi bẩn bị giữ lại tại lớp nhầy của mũi, những chất này có thể gây kích thích lớp màng nhầy của mũi, họng và gây ra triệu chứng hắt xì hơi.
Ngoài ra, 1 người bị hắt hơi liên tục còn có thể là do:
- Dị ứng các dị nguyên như bụi, phấn hoa, nấm mốc;
- Virus đường hô hấp gây bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Hiện có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh lý cảm cúm;
- Hít phải các chất kích thích như: Bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải;
- Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột;
- Thức ăn cay;
- Ánh sáng mạnh.
Nguyên nhân
Hắt hơi liên tục do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như dị ứng, hít phải chất kích thích, nhiễm trùng, thời tiết lạnh,…
- Dị ứng (dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết): Miễn dịch cơ thể có vai trò quan trọng trong ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cơ thể, điển hình là vi khuẩn gây bệnh. Phản xạ theo cơ chế tự nhiên, khi dị ứng, hệ miễn dịch phát xác định những vật thể hay sinh vật là mối đe dọa và loại bỏ chúng bằng cách hắt hơi.
- Hít phải chất kích thích: Hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi, phấn hoa,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi liên tục.
- Nhiễm trùng: Khi cơ thể bị virus hoặc vi khuẩn tấn công qua đường hô hấp sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hắt hơi liên tục là một trong những dấu hiệu báo động.
- Thời tiết lạnh: Ảnh hưởng của thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân khiến chúng ta hắt hơi liên tục.
- Ăn đồ cay nóng: Đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hắt hơi liên tục.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra, hắt hơi liên tục cũng có thể do các nguyên nhân khác như ngừng sử dụng một số loại thuốc, chấn thương mũi,…
Hắt hơi liên tục không kèm theo các triệu chứng khác, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của thời tiết hoặc hít phải các chất kích thích. Với tình trạng này, bạn không cần quá lo lắng, hãy theo dõi và có kế hoạch vệ sinh mũi thường xuyên.
Ngược lại, nếu hắt hơi liên tục kèm các biểu hiện như ngạt mũi, dịch mũi vàng xanh, đau họng, nhức đầu, khó thở, sốt cao hoặc ngứa mũi kéo dài,… cần được bác sĩ thăm khám để đánh giá mức độ nặng và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Đối tượng nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hắt hơi, bao gồm:
- Có tiền sử gia đình bị dị ứng: Bạn có nhiều khả năng phát triển sự nhạy cảm với mạt bụi nếu một số thành viên trong gia đình bạn bị dị ứng.
- Tiếp xúc với mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú vật, không khí lạnh, khói thuốc lá, khói chất đốt, hóa chất có mùi mạnh (nước hoa, hóa chất xịt phòng), không khí ô nhiễm.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán hắt hơi bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng trong một số trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn thêm một số phương pháp khác để chẩn đoán hắt hơi.
Phòng ngừa bệnh
Có thể phòng ngừa hắt hơi liên tục bằng những cách sau:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi mịn khỏi không gian sống.
- Với những gia đình nuôi thú cưng nhiều lông như chó, mèo,… cần chủ động cắt tỉa hoặc chải lông bằng các dụng cụ chuyên dụng để tránh lông của chúng bay trong không khí gây kích ứng cho mũi.
- Thường xuyên vệ sinh giường nệm, chăn ga để tránh bụi bám.
- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm. Với những người bị cảm cúm, nên hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với mọi người. Nếu cần thiết phải ra ngoài, nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Tuân thủ đầy đủ lịch tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh hô hấp như cúm, sởi,…
- Tránh xa khói thuốc lá và những môi trường ô nhiễm.
- Dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục, uống nước đầy đủ (khoảng 40ml/kg cân nặng) để nâng cao hệ miễn dịch.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
Điều trị như thế nào?
Để loại bỏ được tình trạng bị hắt hơi liên tục do bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần điều trị bệnh triệt để. Một số giải pháp sau sẽ giúp bạn khắc phục được chứng hắt xì hơi liên tục hiệu quả:
- Tránh xa các tác nhân kích thích. Điều quan trọng là cần xác định chính xác dị nguyên để loại bỏ.
- Vệ sinh môi trường sống, nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ.
- Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ. Nên nhỏ mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Dùng thuốc xịt mũi chữa viêm mũi dị ứng để giải quyết nhanh triệu chứng này; tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ cũng như các nguy hiểm có thể xảy ra nếu dùng lâu dài.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Nên tăng cường các thực phẩm dồi dào vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tránh rượu bia, các chất kích thích và thực phẩm gây dị ứng. Bên cạnh đó cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức miễn dịch.
Trường hợp của bạn, tốt nhất nên thăm khám để xác định chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có cách điều trị hiệu quả nhất. Không nên tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà làm kéo dài thời gian, khiến bệnh nặng và khó chữa hơn.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về hắt hơi.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.