Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ho khan là gì? Những điều cần biết về ho khan
Ho là một phản xạ tự nhiên mang tính phòng vệ của cơ thể để đào thải các tác nhân gây bệnh hoặc sản phẩm của quá trình viêm như đờm, dịch nhầy, hay dị vật,… ra khỏi đường thở. Ngoài ra, ho cũng phản ánh tình trạng bất thường trong một số bệnh của đường hô hấp. Có nhiều dạng ho khác nhau như ho khan, ho khạc đờm, ho máu, ho mủ… Vậy ho khan là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Ho khan là hiện tượng cơn ho không bật được đờm hay dịch đường hô hấp ra khỏi đường thở. Ho khan có nhiều mức độ, có thể ho ít hoặc ho nhiều, đôi khi ho rũ rượi khiến người bệnh rất khó chịu. Việc tìm hiểu căn nguyên của ho khan khó khăn hơn so với các dạng ho khác vì khó lấy đờm làm xét nghiệm để tìm căn nguyên gây bệnh, mà phải dựa vào các chỉ định chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phổi và một số xét nghiệm máu đặc hiệu trong một số bệnh mà chỉ bác sĩ chuyên gia về hô hấp mới có đủ hiểu biết để chỉ định.
Triệu chứng
Ho khan là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ và mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Các triệu chứng đi kèm với tình trạng ho bao gồm:
- Người bệnh có biểu hiện sốt.
- Xuất hiện tình trạng thở khò khè, ho khan tiếng.
- Cổ họng bị ngứa ngáy và đau rát, có cảm giác như kim châm.
- Người bệnh bị ớn lạnh, ho khan buồn nôn.
- Có thể bị ra mồ hôi trộm, nhức đầu và mệt mỏi.
- Người bệnh bị đau tức ngực, bụng, đặc biệt khi bị ho.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ho khan, bao gồm:
- Cảm lạnh: Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho khan. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, vi khuẩn – virus rất dễ tấn công xâm nhập vào tấn công đường hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Ngay khi người bệnh bị cảm lạnh, các cơn ho khan bắt đầu xuất hiện và kéo dài một tháng, thậm chí là vài tháng.
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Khi người bệnh mắc 2 bệnh này, thường sẽ xuất hiện dịch nhầy ở bên trong mũi. Phần chất nhầy này thường chảy xuống cổ họng, làm các vòm họng bị kích thích, ngứa ngáy và phản ứng lại bằng các cơn ho. Đây là 2 căn bệnh gián tiếp gây ra chứng ho khan.
- Ho gà: Bệnh này gây ra ho khan kéo dài.
- Hen phế quản: hay còn gọi là hen suyễn khi đường hô hấp bị viêm nhuyễn, làm cho phổi không được cung cấp đủ oxy, gây tình trạng khó thở, xuất hiện các cơn ho khan ở người bệnh.
- Xẹp phổi: là biến chứng hô hấp phổ biến xảy ra sau phẫu thuật. Bệnh gây trở ngại đường thở, bao gồm các triệu chứng như ho khan, khó thở, đau tức vùng ngực.
- Suy tim: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi tim không được cung cấp đủ oxy, cơ tim bị hạn chế dẫn đến suy tim.
- Ngoài ra, tình trạng ho khan cũng do nhiều nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm virus đường hô hấp, ung thư phổi, thay đổi thời tiết đột ngột…
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị ho khan là nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI), chảy dịch mũi sau, sốt, ớn lạnh và đau ngực màng phổi (viêm phổi), đổ mồ hôi ban đêm và sụt cân (khối u, bệnh lao), ợ chua (trào ngược dạ dày thực quản) và khó nuốt hoặc từng đợt nghẹn trong khi ăn hoặc uống.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng ho khan của người bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho như:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X – quang hoặc CT sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề bệnh lý dựa trên hình ảnh lồng ngực thu được.
- Phép đo xoắn ốc: Nhằm kiểm tra độ hoạt động của phổi, chẩn đoán chính xác các bệnh như hen suyễn hoặc xơ phổi tự phát (IPF).
- Nội soi: Trong trường hợp nghi ngờ nguyên nhân gây ho khan do trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra các vấn đề ở dạ dày, thực quản và phần đầu của ruột non. Hoặc nếu nghi ngờ do các bệnh lý đường hô hấp gây ra, bác sĩ có thể chỉ định nội soi hô hấp để phát hiện các vấn đề tại khí quản và đường thở của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh
Để cải thiện tình trạng ho khan, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
- Người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, nên tắm bằng nước ấm để tránh bị cảm lạnh.
- Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi hoặc ra ngoài đường.
- Các bạn có thể sử dụng máy lọc không khí, máy tạo ẩm trong gia đình.
- Chúng ta uống nhiều nước hàng ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Kiểm soát căng thẳng và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng.
Điều trị như thế nào?
Sau khi thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số liệu pháp điều trị có thể được áp dụng.
Dùng thuốc Tây giúp cải thiện triệu chứng ho khan nhanh chóng, các nhóm thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc giảm ho: Codein, Dextromethorphan,… có tác dụng giảm phản xạ ho nhờ việc ức chế trung tâm gây ho ở hành tủy.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm đau rát họng, giảm viêm nhiễm đường hô hấp, thuốc được sử dụng phổ biến là alpha chymotrypsin.
- Thuốc kháng histamin: Loratadin, clorpheniramin, promethazin,… được chỉ định trong trường hợp người bệnh ho khan do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn.
Mặc dù dùng thuốc Tây đem lại tác dụng giảm đau rát họng, giảm ho khan nhanh chóng nhưng bác sĩ khuyến cáo người bệnh không được lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, đau dạ dày, nhờn thuốc, kháng thuốc,… Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ!
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về ho khan, nguyên nhân và cách phòng ho khan.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.