Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Lão hóa da là gì? Những điều cần biết về lão hóa da
Lão hóa da là quá trình tự nhiên của cơ thể, không thể tránh khỏi. Quá trình này còn gọi là “lão hóa da nội tại”. Tùy vào mỗi người mà tình trạng làn da có thể lão hóa sớm hay muộn. Đó là lý do có những người 50 tuổi nhưng trông như 80 hay ngược lại. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Lão hóa da là gì? Những điều cần biết về lão hóa da qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Lão hóa da là tình trạng thay đổi kết cấu các mô liên kết làm giảm đi độ đàn hồi của da, có liên quan đến việc thiếu hụt collagen. Khi lão hóa, lớp da bên ngoài cùng sẽ mỏng đi mặc dù số lượng tế bào không thay đổi. Việc chịu tác động từ các yếu tố môi trường sẽ khiến da dần xuất hiện tình trạng thâm sạm, đồi mồi, nếp nhăn,…
Độ đàn hồi của da giảm đi khiến những yếu tố khác như thể tích da và mật độ da cũng giảm dần, không thực hiện được các chức năng cơ bản.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, lão hóa da có thể nhận thấy rõ rệt qua sự mất đi collagen lên đến 1% mỗi năm theo sự tăng dần của tuổi tác.
Thông thường các dấu hiệu lão hóa da sẽ xuất hiện khi các cô gái bước qua tuổi 25.
Triệu chứng
Các biểu hiện lão hóa da hiện nay được chia thành 2 loại:
Lão hóa da ngoại sinh
Là quá trình lão hóa gây ra do các tác nhân từ môi trường bên ngoài, chẳng hạn như sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hút thuốc, chế độ ăn uống hay sản phẩm chăm sóc da.
Lão hóa da ngoại sinh có thể nhận biết dễ dàng thông qua một số đặc điểm như sau:
- Gây ra một số biểu hiện trên da như: da sạm, xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn, da mỏng và khô dần.
- Tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, hút thuốc lá, uống không đủ nước, chăm sóc da sai cách sẽ gây ra lão hóa ngoại sinh.
- Lão hóa ngoại sinh cũng bắt đầu từ những dấu hiệu như da đổi màu, da mỏng đi và xuất hiện các nếp nhăn, đường rãnh.
Lão hóa da nội sinh
Là quá trình lão hóa theo cơ chế sinh học. Quá trình này bắt đầu từ độ tuổi 20 và kéo dài trong suốt quãng đời còn lại, biểu hiện ở sự giảm độ đàn hồi da và giảm tái tạo.
Lão hóa da nội sinh có thể nhận biết được thông qua một số điểm đặc trưng sau đây:
- Sắc tố da khiến làn da mất dần khả năng tự phục hồi, dẫn đến tình trạng thay đổi kết cấu và độ ẩm, làm xuất hiện nhiều nếp nhăn.
- Tốc độ và mức độ lão hóa nội sinh được quy định bởi gen và cấu trúc, chức năng của các loại tế bào cũng như các gốc tự do xuất hiện trong cơ thể.
- Lão hóa nội tại có thể làm chậm bởi một số phương pháp khác nhau, nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra theo sự tăng dần của độ tuổi.
- Độ đàn hồi da giảm và các cấu trúc trên khuôn mặt bị biến đổi do quá trình sản xuất tế bào gốc chậm lại, estrogen giảm khiến sản xuất collagen và elastin bị hạn chế.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng da bị lão hóa là:
- Do tuổi tác: Khi tuổi càng lớn, da sản xuất ít collagen và quá trình trao đổi cũng diễn ra chậm hơn, khiến cấu trúc da bị hủy hoại, các sợi elastin đứt gãy, mao mạch dưới da suy yếu dần dẫn đến lão hóa.
- Chế độ ăn uống: Việc tiêu thụ quá nhiều đường, cafe, đồ dầu mỡ, tinh bột, thức ăn cay nóng,… sẽ khiến da không thể trung hòa gốc tự do, từ đó hình thành nên thâm sạm, dị ứng và lão hóa sớm.
- Thói quen sinh hoạt: Việc thức quá khuya, lười vận động sẽ khiến hệ tuần hoàn và hệ thần kinh bị rối loạn, khiến các hắc sắc tố melanin hình thành nhanh hơn và làm cho da bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa như thâm sạm, nám, tàn nhang.
- Gen di truyền: Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình lão hóa của bạn diễn ra nhanh hay chậm.
- Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời rất hại, có thể gây tổn thương đến lớp biểu bì da, phá hủy đi liên kết các sợi elastin và khiến da bị thâm sạm, nám, tàn nhang, nếp nhăn.
- Thói quen hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nicotine sẽ khiến làn da trở nên kém đàn hồi và khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
- Thói quen chăm sóc da: Việc không chăm sóc da đúng cách sẽ khiến làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ mắc lão hóa da như dưới đây:
- Người cao tuổi, đặc biệt là chị em phụ nữ sau mãn kinh
- Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
- Người thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm, ở trong môi trường và hóa chất độc hại
- Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nặng, da không thể tự phục hồi
Chẩn đoán
Các tổn thương nghi ngờ ung thư da biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc vết loét ngày càng lớn và không lành. Những tổn thương như vậy thường được bác sĩ sinh thiết (lấy một mẫu mô tại vùng bệnh tiến hành quan sát mô bệnh học dưới kính hiển vi) để chẩn đoán trước hoặc sinh thiết như một phần của điều trị.
Phòng ngừa bệnh
Theo chuyên gia, biện pháp ngăn ngừa lão hóa da theo từng độ tuổi như sau:
- Ở độ tuổi 20 – 25
- Cần xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Chống nắng kỹ càng
- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng làm chậm quá trình lão hóa da.
- Làm sạch da kỹ và sử dụng retinoids vào chu trình dưỡng da.
- Ở độ tuổi 30
- Trên 40 tuổi
- Giai đoạn này bạn vẫn có thể chống lão hóa da nhưng thường sẽ không mang lại hiệu quả cao.
- Nếu muốn loại bỏ các dấu hiệu nhăn nheo, chảy xệ, nhão trùng, nám, tàn nhang thì tốt nhất nên đến trung tâm thẩm mỹ để thực hiện liệu trình trẻ hóa da mặt hiệu quả bằng công nghệ cao.
Điều trị như thế nào?
Làn da đã lão hóa thì cần có các biện pháp chuyên sâu để giúp da phục hồi. Tùy vào từng tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những phương pháp khắc phục phù hợp, như:
- Sử dụng dược mỹ phẩm chuyên điều trị lão hóa da mặt có chứa thành phần AHA, BHA, Vitamin A, Vitamin C,…
- Áp dụng các công nghệ cao: phương pháp mài da hay mài da siêu vi điểm, laser, RF, sóng siêu âm hội tụ.
- Tiêm botulinum toxin, filler, mesotherapy.
- Sử dụng các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ như: Căng da mặt, tiêm các chất làm đầy da mặt cũng được lựa chọn để giúp cải thiện lão hóa da mặt.
Trên đây là một số chia sẻ về Lão hóa da. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn và gia đình của bạn.