Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tổng quan về bệnh lỵ Amip: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh lỵ Amip là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do Amip lỵ (Entamoeba histolytica) gây nên. Amip thuộc nhóm động vật đơn bào, ký sinh trên cơ thể người, mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc. Bệnh biểu hiện điển hình là hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, ỉa phân có máu tươi. Amip cũng có thể gây một số bệnh ngoài đường ruột như: ở gan, màng phổi, màng bụng…
Các triệu chứng nhiễm bệnh lỵ Amip
Bệnh lỵ amip thường không biểu hiện thành triệu chứng cụ thể, đặc biệt ở lần nhiễm đầu tiên. Người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiện điển hình sau trong vòng 4 tuần kể từ ngày nhiễm:
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Chảy máu trực tràng
- Sốt
- Phân lỏng
- Buồn nôn
Trùng Entamoeba histolytica có thể tồn tại trong ruột suốt một thời gian dài, kể cả khi không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Do đó, ngay sau khi sinh sống hoặc di chuyển đến khu vực có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, giải pháp tốt nhất là nên thăm khám, xét nghiệm để phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh lỵ Amip
Nguyên nhân gây bệnh lỵ Amip là do sự xâm nhập của ký sinh trùng Entamoeba histolytica vào hệ thống tiêu hóa. Các con đường lây nhiễm phải kể đến gồm:
- Ăn thực phẩm, uống đồ uống nhiễm ký sinh trùng.
- Chạm tay vào bề mặt chứa trứng ký sinh trùng sau đó đưa vào miệng.
- Tiếp xúc với phân, dễ xảy ra nhất khi: quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sống hoặc đi du lịch đến nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Người mang kén Amip là nguồn bệnh duy nhất, tuy được đào thải ra ngoài qua phân nhưng thể dưỡng bào chỉ tồn tại được 02 giờ ở ngoài môi trường, còn thể kén là tác nhân gây nhiễm trong cộng đồng.
Các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm lỵ Amip
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lỵ amip, tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ cao hơn:
- Người từng đi du lịch đến những vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
- Người nhập cư, du khách đến từ các vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
- Những người đang sinh sống trong khu vực có điều kiện vệ sinh .
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Chẩn đoán bệnh lỵ Amip
Khi nghi ngờ người bệnh mắc lỵ amip, ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử du lịch và tình trạng sức khỏe gần đây. Sau đó, một số xét nghiệm có thể được chỉ định tiến hành để chẩn đoán chính xác, bao gồm:
- Xét nghiệm phân: Người bệnh cần cung cấp mẫu phân trong vài ngày để sàng lọc ký sinh trùng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng lây lan nhiễm trùng ra ngoài ruột và các cơ quan khác. Ký sinh trùng khi lan ra khỏi ruột, nguy cơ cao sẽ không còn xuất hiện trong phân.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CT): Mục đích chính là kiểm tra các tổn thương trên gan hay lây lan đến các cơ quan khác trong ổ bụng và toàn thân.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp nội soi đại tràng được thực hiện để kiểm tra tổn thương của ký sinh trùng trên đại tràng.
Phòng ngừa bệnh lỵ Amip
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Thực hiện vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xử lý, chế biến thực phẩm, ăn uống và sau khi đi vệ sinh hoặc xử lý phân.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước, chà xát trong vòng ít nhất 20 giây, sau đó rửa lại với nước sạch, lau khô bằng khăn giấy dùng một lần hoặc máy sấy chuyên dụng.
- Vệ sinh tay thường xuyên bằng cồn 70 – 80 độ.
- Ngưng mọi hoạt động đi học, đi làm và đi khám tại các chuyên khoa Tiêu hóa ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy.
- Giữ vệ sinh thực phẩm
-
- Áp dụng công thức xử lý thực phẩm đúng chuẩn: Chọn nguyên liệu sạch, luôn giữ tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ, tách biệt thực phẩm sống và chín, nấu kỹ trước khi ăn, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
- Chỉ uống nước đun sôi hoặc nước uống đóng chai có nguồn gốc đảm bảo.
- Tránh uống đồ uống có đá không rõ nguồn gốc.
- Cách ly người nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh không có triệu chứng với việc chế biến thực phẩm, chăm sóc trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
Điều trị bệnh lỵ Amip như thế nào?
Kháng sinh được dùng để điều trị bệnh lỵ Amip, ngoài ra còn có các loại thuốc điều trị triệu chứng đường tiêu hóa. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.