Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người, đa số vết nhiệt (loét) miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống. Nếu vết nhiệt miệng bị trong thời gian dài mà không khỏi thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Vậy nhiệt miệng là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt ở miệng có máu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.
Không giống giống như lở miệng do virus herpes hay mụn nước, vết nhiệt miệng không lây lan mà chúng chỉ gây khó chịu cho người mắc phải. Khi ăn, khi nói thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết nhiệt ở miệng cũng gây nên cảm nhác đau nhói khó chịu.
Trong trường hợp nặng nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn bình thường. Tuy rằng bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bạn tái phát nhiều lần theo chu kỳ có thể bạn đã bị viêm loét miệng mãn tính.
Triệu chứng
Triệu chứng nhiệt miệng ở mỗi người không giống nhau. Người bị loét miệng thường có một số triệu chứng như:
- Trong khoang miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to khoảng 1 – 2 mm. Sau đó, đốm trắng to dần và hơi mọng nước. Sau đó vết đốm bị vỡ và chuyển sang màu vàng. Khi vết loét sắp khỏi sẽ chuyển thành màu xám.
- Xung quanh vết loét sưng đỏ, lở loét viêm nhiễm gây khó chịu. Nhẹ có thể chỉ là nhiệt miệng ở nướu, ở lưỡi. Nếu tình trạng trở nặng có thể là áp xe tiền đình trên hoặc dưới, áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc.
- Đường kính vết loét có thể to đến 10 mm.
- Một số người có thêm triệu chứng: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, sụt cân, cáu gắt, chuột rút.
- Triệu chứng kèm theo hiếm gặp: Xuất hiện sốt, khó chịu, hạch bạch huyết sưng.
Nhiệt miệng thông thường không gây sốt. Nhưng nếu các vết loét không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể chuyển sang viêm cấp, sưng tấy, đau nhức và sốt cao. Từ đó khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.
Các triệu chứng của tình trạng loét áp-tơ kèm cơn đau và khó chịu của thường mất biến sau 7 – 10 ngày. Vết loét cần 1 – 3 tuần để lành hoàn toàn, nếu vết nhiệt miệng lớn sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Nguyên nhân
Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến:
- Môi trường
- Chế độ dinh dưỡng
- Sinh vật gây nhiễm trùng
- Độc tố trong chế độ ăn
- Ký sinh trùng
- Do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.
- Tổn thương trong miệng do:
- Đánh răng quá mức
- Tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng
- Sử dụng thức ăn nhạy cảm
- Thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
- Do áp lực.
Đối tượng nguy cơ
Ai cũng có thể bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng phổ biến là thanh thiếu niên, nữ giới, đặc biệt là những người:
- Những người sống trong vùng nhiệt đới có khí hậu nóng bức.
- Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
- Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thường xuyên sử dụng các món cay, nóng, uống ít nước,…
Thông thường những người bị loét miệng tái phát có tiền sử gia đình bị mắc chứng rối loạn cơ thể do di truyền. Hoặc do một yếu tố chung trong môi trường, một số loại thực phẩm hoặc chất gây dị ứng.
Chẩn đoán
Có khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự như nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Việc xác định chính xác bệnh nhiệt miệng bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.
Phòng ngừa bệnh
Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp
- Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.
Điều trị như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh nhiệt miệng không cần điều trị. Bạn không cần phải làm gì cụ thể để loại bỏ vết loét vì vết loét thường sẽ tự lành.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà có thể được sử dụng để giúp giảm đau và làm dịu vết loét, giúp chữa lành nhanh hơn.
- Có thể sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên chỗ đau, nước súc miệng và thuốc uống có thể giảm đau hoặc viêm.
- Tránh các loại thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quýt hoặc các loại thức ăn; chẳng hạn như: các loại hạt, khoai tây chiên; bánh quy giòn, một số loại gia vị; thực phẩm mặn, cay,… vì chúng có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau nhức.
- Chải răng nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải có lông mềm.
- Bạn cũng có thể dùng tăm bông chấm sữa magie trực tiếp lên vết loét.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng bằng baking soda.
- Viên ngậm kẽm có thể giúp giảm đau và đẩy nhanh thời gian chữa bệnh. Lưu ý không cho trẻ nhỏ ngậm kẹo ngậm vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở.
- Ngâm cây xô thơm và thảo mộc hoa cúc vào nước và sử dụng như một loại nước súc miệng bốn đến sáu lần mỗi ngày (Loại thảo mộc Echinacea có thể giúp tăng tốc độ chữa bệnh).
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về nhiệt miệng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.