Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Quáng gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa
Quáng gà không phải là căn bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng sự suy giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng do bệnh gây ra trở thành rào cản rất lớn cho cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bệnh lý này không giống nhau ở mỗi bệnh nhân vì nó được tiến hành dựa trên căn nguyên gây ra bệnh.
Tổng quan chung
Bệnh quáng gà, đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, là cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. Thăm khám đáy mắt có thể thấy các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của bệnh nhân.
Triệu chứng
Người bị quáng gà rất dễ nhận biết vì họ nhìn rất kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi bị bệnh quáng gà thường có các biểu hiện như:
- Mắt không nhìn rõ khi ánh sáng yếu.
- Thời gian để mắt nhìn rõ từ khi đi từ môi trường sáng vào trong môi trường tối lâu hơn bình thường, sẽ cần chờ một lúc mới quan sát rõ vật ở xung quanh.
- Khi di chuyển trong môi trường ánh sáng kém rất hay bị vấp ngã hoặc điều khiển phương tiện giao thông khó khăn.
Ngoài những biểu hiện hay gặp ở trên thì tùy vào nguyên nhân gây nên quáng gà mà sẽ có các triệu chứng khác đi kèm như: buồn nôn, đau đầu, đau mắt, thấy có chấm đen trước mắt,…
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh quáng gà đó là:
- Bệnh lý tại mắt: người bệnh bị tăng nhãn áp, cận thị, hội chứng Usher (bị suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), đục thủy tinh thể,… dẫn đến quáng gà;
- Bệnh lý toàn thân: quáng gà cũng có thể là do bệnh nhân mắc một số bệnh lý như bệnh Keratoconus (giác mạc biến dạng từ hình cầu chuyển sang hình chóp), tiểu đường, tăng huyết áp…;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: những thuốc tăng nhãn áp có khả năng gây đóng con ngươi và khiến bệnh nhân bị quáng gà;
- Thiếu hụt vitamin A: vitamin A là một chất dinh dưỡng có tác dụng tham gia vào quá trình dẫn truyền xung thần kinh và hình ảnh ở trên võng mạc. Do đó nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này cũng là nguyên nhân dẫn đến quáng gà.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị quáng gà là:
Chứng mù đêm thường phổ biến ở người cao tuổi bởi vì họ có nguy cơ cao bị mất đục thủy tinh thể.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng nếu không cung cấp đủ Vitamin A trong chế độ ăn, có thể gây ra bệnh quáng gà.
- Nguy cơ thiếu Vitamin A cũng tồn tại ở những bệnh nhân suy tuyến tụy, do rối loạn hấp thu chất béo cũng làm giảm sự hấp thu Vitamin A.
- Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể gặp biến chứng trên mắt do sự tăng đường máu và điều này cũng là một yếu tố nguy cơ gây chứng mù đêm.
Chẩn đoán
Bác sĩ nhãn khoa sẽ hỏi bạn những câu hỏi về bệnh sử của bạn và thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định các dấu hiệu của bệnh mát hoặc rối loạn thị lực.
Nhiều bác sĩ nhãn khoa sử dụng biểu đồ độ nhạy tương phản Pelli-Robson để phát hiện các dấu hiệu của bệnh quảng gà.
Hình ảnh này chứa nhiều hàng chữ cái với các sắc độ xám khác nhau, trên nền tráng. Trong quá trình kiểm tra này, bạn sẽ được yêu cầu xác định các chữ cái trên thẻ. Khi mắt bạn di chuyển xuống từ biểu đồ, các chữ cái xuất hiện với màu xám nhạt hơn vì độ tương phản với nền trắng bị giảm đi.
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thu thập các triệu chứng, tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám thực thể để có thể định hướng bệnh quáng gà, từ đó chỉ định một số cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Xét nghiệm
- Khám thị trường: Là một trong những xét nghiệm được ưu tiên tiến hành khi nghi ngờ mắc bệnh quáng gà.
- Khám võng mạc: Cho phép đánh giá các tình trạng thoái hóa võng mạc của mắt, bao gồm việc xác định loại tế bào võng mạc nào bị thương tốn, kiểm tra bệnh di truyền, mức độ nghiêm trọng,… Đây là xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh quáng gà ở người bệnh có triệu chứng nhìn kém trong bóng tối.
- Các xét nghiệm khác: Một số bác sĩ nhãn khoa cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định mức độ vitamin A và glucose của bạn.
- Thiếu vitamin A có thể trực tiếp gây ra bệnh quáng gà, trong khi lượng glucose bất thường có thể dẫn đến một bệnh.
- Mất có thế ảnh hưởng đến sức khỏe võng mạc và thị lực của bạn,bệnh này thường dẫn đến quáng gà.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh quáng gà, vitamin A giữ một vai trò rất quan trọng. Nên thực hiện một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin A cùng với những khoáng chất thiết yếu có thể phòng tránh được bệnh quáng gà. Các loại thực phẩm có màu đỏ cam như: cà rốt, cà chua, xoài, bí đỏ… hoặc các loại rau lá chính là nguồn dinh dưỡng rất giàu vitamin A.
Đối với những người có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin A cao như phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ không bú sữa mẹ… cần phải bổ sung thêm vitamin A cho cơ thể để có thể phòng tránh triệu chứng của bệnh quáng gà. Có thể đưa trẻ đi uống vitamin A theo định kỳ để trẻ có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh quáng gà do di truyền hoặc bẩm sinh cần phải:
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể tránh cho bệnh có diễn biến xấu đi. Khi thấy những dấu hiệu bất thường cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ. Thường xuyên tái khám theo định kỳ để có thể kiểm tra được tình trạng bệnh cũng như theo dõi được những chuyển biến trong quá trình điều trị bệnh.
- Hãy tập thích nghi dần và học cách di chuyển trong tình trạng bị quáng gà.
- Nên hạn chế điều khiển phương tiện giao thông vào ban đêm để tránh gây ra nguy hiểm cho những người xung quanh.
Điều trị như thế nào?
Việc chọn phương pháp điều trị chứng mù đêm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là từng cách điều trị bệnh theo mỗi nguyên nhân khác nhau bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:
Đục thủy tinh thể
Đối với trường hợp chứng mù đêm do bị đục thủy tinh thể, phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể thường được bác sĩ ưu tiên chọn để khắc phục tình trạng hiệu quả.
Cận thị
Trong trường hợp quáng gà do cận thị, để giảm thiểu sự suy giảm thị lực, bệnh nhân có thể sử dụng kính cận (kính gọng hoặc kính áp tròng). Điều này sẽ giúp cải thiện thị giác cả ban ngày và ban đêm.
Thiếu hụt vitamin A
Đối với trường hợp chứng mù đêm do thiếu vitamin A, bệnh nhân cần được bổ sung vitamin A theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường việc uống khoảng 15.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin A phải tuân thủ đúng hướng dẫn, bởi sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Di truyền
Đối với trường hợp bệnh quáng gà bẩm sinh (hay còn gọi di truyền), cần điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải thực hiện các cuộc kiểm tra sàng lọc và tư vấn tiền hôn nhân trong các trường hợp có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ bị bệnh.
Quáng gà là một tình trạng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nhưng may mắn thay, nó có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mắt tốt hơn. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các triệu chứng của quáng gà, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chăm sóc đôi mắt không chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự tự tin và an lành.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về quáng gà.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.