Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rong kinh là gì? Những điều cần biết về rong kinh
Tổng quan chung
Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp. Nếu không kịp thời điều trị, rong kinh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh.
Triệu chứng
Các triệu chứng của rong kinh gồm:
- Đau bụng kinh;
- Lượng máu kinh ra nhiều trong thời gian hành kinh, kéo dài liên tục trên 7 ngày, thậm chí có thể lên tới 10 ngày;
- Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml thay vì 50-80ml ở một chu kỳ bình thường;
- Phải thay băng vệ sinh liên tục sau vài giờ;
- Phải sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều băng vệ sinh;
- Xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn;
- Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như cảm giác mệt mỏi, khó thở, kiệt sức. Khi bị thiếu máu, chị em có thể gặp phải các triệu chứng của một tình trạng gọi là PICA, bao gồm rụng tóc, da nhợt nhạt và muốn ăn những thứ không phải là thực phẩm như tóc, giấy, bụi bẩn…
Khi có những triệu chứng này, chị em nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rong kinh, bao gồm:
- Rối loạn nội tiết: Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển quá mức và gây ra rong kinh.
- Bệnh lý tử cung: Các bệnh như polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, và ung thư tử cung có thể gây ra rong kinh.
- Rối loạn đông máu: Một số rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải có thể làm tăng nguy cơ rong kinh.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai nội tiết tố có thể gây ra rong kinh.
- Các nguyên nhân khác: Bao gồm bệnh lý tuyến giáp, gan, thận và các bệnh lý mãn tính khác .
Đối tượng nguy cơ
Một số phụ nữ có nguy cơ cao bị rong kinh, bao gồm:
- Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản: Đặc biệt là những người mới bắt đầu có kinh nguyệt hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Người có tiền sử bệnh lý tử cung: Như u xơ tử cung, polyp tử cung.
- Người có rối loạn nội tiết: Bao gồm bệnh lý tuyến giáp, buồng trứng đa nang.
- Người có tiền sử gia đình: Gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về đông máu.
- Người sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hormone hoặc đông máu .
Chẩn đoán
Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán rong kinh là:
- Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám thực tế và xét nghiệm máu kiểm tra thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi phụ nữ mất máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt kéo dài.
- Siêu âm.
- Thử pap’s: bác sĩ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường nào hay không.
- Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung: lấy mẫu mô nội mạc tử cung để kiểm tra ung thư nếu nghi ngờ nguyên nhân gây rong kinh là do ung thư ở tử cung.
- Soi ổ bụng: quan sát các cơ quan trong bụng thông qua một đường rạch nhỏ.
- Chụp tử cung vòi trứng: đưa một chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để chụp và bác sĩ sẽ quan sát tử cung trên phim X-quang.
- Soi tử cung: sử dụng một ống kim loại có gắn máy ghi hình đưa qua cổ tử cung đến tử cung để quan sát.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa rong kinh, phái đẹp nên:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ít thịt và chất béo, tăng cường bổ sung kẽm, sắt, magie, vitamin B1, B6, Vitamin E,… Cùng với đó, cần hạn chế các thức uống hoặc thực phẩm kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến rong kinh như rượu, cà phê, nước lạnh, gia vị cay,…
- Nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi kéo dài để nội tiết tố cơ thể ổn định, từ đó chu kỳ kinh nguyệt cũng bình thường và chứng rong kinh được cải thiện.
- Nằm nghỉ nhiều hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt giúp giảm chứng rong kinh, giảm tình trạng máu ra quá nhiều cũng như những triệu chứng chu kỳ gây khó chịu như: đau bụng, tức bụng, buồn nôn, mệt mỏi,…
- Ăn ngải cứu: ngải cứu là vị thuốc Đông Y được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm máu xấu trong kỳ kinh, giảm đau bụng kinh. Người bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố có thể dùng ngải cứu để kiểm soát chứng bệnh này.
Điều trị bệnh
Việc điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng thuốc:
- Thuốc nội tiết tố: Như thuốc tránh thai, vòng tránh thai chứa hormone để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Như ibuprofen để giảm đau và lượng máu kinh.
- Thuốc cầm máu: Như tranexamic acid để giảm lượng máu kinh.
- Phẫu thuật:
- Nạo niêm mạc tử cung: Loại bỏ lớp niêm mạc tử cung để giảm lượng máu kinh.
- Cắt bỏ tử cung: Dành cho trường hợp nặng không đáp ứng với các phương pháp khác và không có nhu cầu sinh con thêm.
- Thay đổi lối sống:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Giàu chất sắt để phòng ngừa thiếu máu.
- Tập thể dục đều đặn: Giúp điều hòa hormone và cải thiện sức khỏe toàn diện.
- Theo dõi và tái khám: Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ để điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
Rong kinh là một vấn đề phụ khoa thường gặp, nhưng với sự hiểu biết đúng đắn và phương pháp điều trị phù hợp, phụ nữ có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng này. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng rong kinh, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe bản thân và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng liên quan đến rong kinh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.