Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Sa tinh hoàn là gì? Những điều cần biết về bệnh sa tinh hoàn
Xệ tinh hoàn hay sa tinh hoàn là một bệnh lý thường gặp ở nam giới liên quan đến những bất thường về cấu trúc cũng như bệnh lý, gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và sức khỏe sinh sản. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Sa tinh hoàn trong bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Tinh hoàn là cơ quan có nhiệm vụ sản xuất, lưu trữ tinh trùng cho tới khi xuất tinh và cũng là tuyến nội tiết sản xuất chủ yếu lượng hormone testosterone. Hormone này giúp nam giới ham muốn tình dục, khả năng sinh sản và tạo ra nét nam tính như phát triển cơ bắp, xương chắc khỏe.
Sa tinh hoàn (xệ tinh hoàn) là tình trạng kích thước bìu treo tinh hoàn sẽ có chiều dài dài hơn dương vật ở trạng thái bình thường. Khi nam giới ngồi, lớp da bìu không thể co gói lại tinh hoàn như cơ chế hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do bìu bị giãn làm tinh hoàn chảy xệ.
Ở người trưởng thành, tinh hoàn dài trùng bình từ 4 – 4.5cm và rộng là 2 – 2.5cm. Ở trạng thái tự nhiên, chiều dài của hai tinh hoàn sẽ hơn hoặc bằng so với dương vật khi không cương cứng.
Triệu chứng
Sa tinh hoàn được hiểu là lớp da bao trùm tinh hoàn bị chảy xệ xuống và dài hơn rất nhiều khi dương vật không cương cứng; da bìu co lại và không ôm gọn “bi” mỗi khi ngồi.
Khi nam giới ngồi, lớp da bìu không thể co trở lại tinh hoàn như cơ chế hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do bìu bị giãn làm tinh hoàn chảy xệ.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn dưới đây:
- Do bị viêm tinh hoàn: Triệu chứng của căn bệnh này là có các cơn sốt cao, đau nhức khó chịu, sưng tấy ở tinh hoàn khiến cho tinh hoàn to hơn bình thường, làm giãn bìu gây ra tình trạng chảy xệ. Bệnh này khi để lâu sẽ gây ra các biến chứng như viêm lây sang các vùng khác khiến viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, …
- Do tinh hoàn bị xoắn, giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là khi các tĩnh mạch ở tinh hoàn có hiện tượng bị xoắn lại hoặc giãn căng ra. Bệnh lý này gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn, khiến cho máu không được lưu thông đều, gây ra tình trạng tinh hoàn bị tăng kích thước, dẫn đến tinh hoàn bị chảy xệ.
- Do da bìu rộng hơn túi tinh: Khi da bìu có kích thước lớn hơn, không ôm được sát hai bên tinh hoàn nên gây ra tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ chỉ ở 1 bên hoặc ở cả hai bên.
- Do nhiệt độ gia tăng cao: Bìu có khả năng co vào hoặc giãn ra theo nhiệt độ để giúp cho môi trường bên trong ổn định để tinh hoàn phát triển. Khi nhiệt độ nóng lên do thời tiết hoặc do vận động khiến cho lớp da bìu bị giãn ra quá mức.
- Do kích thước tinh hoàn: Khi tinh hoàn có kích thước quá to, vượt cả khả năng co lại của bìu thì cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng sa tinh hoàn.
- Do tràn dịch ở tinh mạc: Khi ống hút tinh mạc bị rối loạn chức năng thì sẽ gây nên hiện tượng tràn dịch ở tinh mạc, khiến cho túi tinh bị xà xuống và gây ra tình trạng sa tinh hoàn.
- Do bị bệnh lý ung thư ở tinh hoàn: Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Khi những tế bào ung thư phát triển, nó sẽ tạo ra các hạch ở tinh hoàn, dẫn đến thể tích và kích thước tinh hoàn lớn dần lên. Khi đó, bìu sẽ phải chịu áp lực lớn, hiện tượng chảy xệ sẽ diễn ra ngày càng nặng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải được can thiệp kịp thời từ bác sĩ để tránh gây thêm ra các hiện tượng sốt cao, …
- Do bệnh lý thoát bị ở bẹn: Đây là nguyên nhân không trực tiếp, thoát vị ở bẹn sẽ gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn, khiến đau tức vùng bìu, đặc biệt là khi di chuyển đi lại hoặc khi đứng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn còn do lớp màng tinh hoàn bị tổn thương.
Đối tượng nguy cơ
Xệ tinh hoàn có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên tất suất người lớn tuổi bị xệ tinh hoàn thường cao hơn so với các nhóm tuổi khác, cơ chế chính là do quá trình lão hóa. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị xệ tinh hoàn như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng búi tĩnh mạch xoắn lại ở tinh hoàn. Tình trạng này làm biến dạng tinh hoàn, gây đau đớn cho người bệnh. Búi tĩnh mạch xoắn lại sẽ khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, tĩnh mạch khi giãn nở quá mức có thể ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục. Người bệnh thường bị đau tinh hoàn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tình dục; thậm chí có thể bị liệt vật, xuất tinh sớm, suy giảm chất lượng tinh trùng…
- Tràn dịch tĩnh mạch: Đây là tình trạng lượng dịch trong tĩnh mạch bị ứ đọng, chỉ tập trung tại một bên túi bìu, khiến tinh hoàn bị sưng lên, to ra bất thường, gây chảy xệ.
- Tổn thương màng tinh hoàn: Khi bị tổn thương, màng tinh hoàn có thể khiến máu bị ứ đọng tại tinh hoàn, nghiêm trọng hơn là có dịch mủ. Khi không được phát hiện và điều trị sớm, nam giới có thể bị viêm tinh hoàn, búi tinh chảy xệ.
- Da bìu tinh hoàn rộng: Ở nam giới bình thường, cấu trúc cơ quan sinh dục sẽ có phần da bìu vừa đủ kích thước ôm gọn tinh hoàn. Tuy nhiên, một số nam giới lại có phần da bìu rộng hơn so với túi tinh, từ đó dẫn đến tình trạng tinh hoàn bị xệ.
- Ung thư tinh hoàn: Bệnh lý này có thể gây cảm giác nặng ở bìu. Một tinh hoàn có thể bị cứng hơn so với bên còn lại. Người bệnh có thể nhận thấy tinh hoàn phát triển lớn hơn, khiến phần da bìu trùng xuống, chảy xệ.
Chẩn đoán
Vì tinh hoàn là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới nên khi bị sa tinh hoàn, các chức năng của bộ phận này cũng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc và đe dọa đến khả năng quan hệ của đàn ông. khi người bệnh cần phải phát hiện ra được sự khác lạ của bộ phận sinh dục như bị sưng, xệ tinh hoàn kèm với biểu hiện đau, tức. Khi đó, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra các phương pháp phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Phòng ngừa bệnh
Tinh hoàn bị xệ có thể do lão hóa da. Vì vậy cũng có thể phòng bệnh sa tinh hoàn bằng cách giữ một làn da khỏe. Bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bỏ hút thuốc lá. Ngoài ra bạn cần uống ít rượu,bia. Duy trì cân nặng tránh béo phì và chế độ ăn hợp lý.
Ngoài ra nên Bổ sung nhiều vitamin A, B, C và E cùng các axit béo sorbitol và omega 3 trong chế độ ăn uống. Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động. Và Tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày.
Điều trị như nào
Bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Thay Đổi Lối Sống
- Giảm cân: Nếu bạn bị béo phì, giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên bìu.
- Tránh nhiệt độ cao: Tránh tắm nước nóng hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.
Phương Pháp Y Khoa
- Sử dụng quần hỗ trợ: Quần lót hỗ trợ có thể giúp giữ tinh hoàn ở vị trí bình thường.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được xem xét để cố định tinh hoàn.
Điều Trị Tại Nhà
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tăng cường cơ bìu và cải thiện lưu thông máu.
- Chườm lạnh: Giảm đau và khó chịu khi tinh hoàn bị sưng.
Sa tinh hoàn không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho nam giới. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa, điều trị sẽ giúp bạn quản lý tốt tình trạng này. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sa tinh hoàn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.