Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tê bàn tay là gì? Những điều cần biết về tê bàn tay
Đa số trong chúng ta, ai cũng từng gặp tình trạng tê tay này, bởi vì duy trì một tư thế khi đang ngồi hoặc ngủ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan và xem nó chỉ là một hiện tượng bình thường. Nếu thường xuyên bị tê tay, có thể nó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó và sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy bàn tay bị tê bắt nguồn từ nguyên nhân nào và nó có nguy hiểm không? Cùng Pharmacity tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tê tay là tình trạng phổ biến hầu hết mọi người đều gặp phải
Tổng quan chung
Tay bị tê nhức là một trong những tình trạng rất phổ biến, ta cảm thấy tay bị tê là do dây thần kinh đang bị chèn ép và bị gây áp lực lên. Có thể là do người bệnh lao động nặng, ngồi yên một chỗ, làm việc quá sức hoặc duy trì một thư thế trong một thời gian dài, dẫn đến tay tê.
Chúng ta thông thường đều có cảm giác các đầu ngón tay bị tê giống như có kiến đang bò lên tay hay bị các mũi kim đâm vào đầu ngón tay. Sau đó, cơn tê bì này làn dần dần khiến cho tê 2 bàn tay và tê mỏi cánh tay.
Nếu chỉ thỉnh thoảng gặp phải tình trạng này thì nó chỉ là một tình trạng bình thường, sau khi thư giãn và nghỉ ngơi một lúc thì cơn tê tay sẽ tự biến mất và không làm phiền ta nữa. Bên cạnh đó, cũng không nên xem thường và chủ quan nếu bạn hay bị tê tay và nó xuất hiện thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì vậy, hãy nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Triệu chứng tê bàn tay
Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan, không thăm khám sớm. Khi bệnh càng để lâu thì mức độ tê đau sẽ càng tăng, lúc này, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn, nhanh chóng lan cơn đau nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.
Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh có thể xảy ra tùy vào các nguyên nhân như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…
Nguyên nhân
Tình trạng chèn ép thần kinh (Compression Neuropathy)
Ngoài gây ra triệu chứng tê, tình trạng chèn ép thần kinh còn làm yếu và run các cơ phân bố ở vùng bàn tay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, mạch máu giãn rộng, u hạch…. Các dạng chèn ép thần kinh ở vùng chi trên bao gồm:
- Chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay: Gây tê và đau nhói kiểu thần kinh ở ngón út, một phần của ngón nhẫn và mặt trong của ngón út.
- Chèn ép dây thần kinh trụ ở vùng khuỷu tay: Không chỉ gây tê ở ngón út và ngón nhẫn như khi bị chèn ép ở cổ tay mà còn gây tê ở cả mu và lòng bàn tay.
- Áp lực đè lên dây thần kinh quay ở vùng cẳng hay trên vùng cổ tay: Gây tình trạng tê ở mu tay, ngón giữa và ở vùng da giữa hai ngón tay.
- Chèn ép thần kinh giữa ở vùng khuỷu tay: Không chỉ gây tê ở vùng bàn tay tương tự như hội chứng ống cổ tay mà còn tê ở vùng mu tay.
- Áp lực lên các dây thần kinh cổ: Có thể do tình trạng viêm khớp, nhiễm trùng, khối u chèn ép, bất thường ở mạch máu vùng cổ, hoặc dị dạng đốt sống cổ. Ngoài gây ra triệu chứng tê, các triệu chứng khác có thể gặp như yếu cơ hay mất sự linh động ở cánh và cẳng tay, thậm chí có ở hai chân dưới.
Đôi khi, dây thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến một vùng mà còn xuất hiện triệu chứng tương tự ở vùng khác, tình trạng này có tên gọi đặc trưng là “Double Crush”. Việc điều trị có thể cần đến can thiệp phẫu thuật.
Bệnh thần kinh ngoại biên (Peripheral Neuropathy)
Bệnh thần kinh ngoại biên thường không gây đau tay, chỉ tê và thường kéo dài, có tính chất lan tỏa. Tiểu đường, nghiện rượu, tuổi tác là nguyên nhân phổ biến của bệnh lý thần kinh. Ngoài ra nguyên nhân còn nằm ở tình trạng ngộ độc kim loại hay các chế phẩm công nghiệp hóa học.
Đau xơ cơ (Fibromyalgia)
Người có tình trạng đau xơ cơ thường có cơn đau mạn tính, thường ở khắp cơ thể, cũng như các triệu chứng như choáng váng, nhức đầu, đau bụng, trầm cảm, ngủ không ngon. Đặc biệt người bị đau xơ cơ sẽ có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay và cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.
Hội chứng đau gân cơ (Myofascial Pain Syndrome)
Hội chứng đau gân cơ là một nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tê bàn tay. Một vài triệu chứng của đau gân cơ cũng khá tương đồng với tình trạng đau xơ cơ như đã đề cập ở tê ở vùng bàn và cẳng tay, kèm theo có đau và nhức tùy từng bệnh nhân. Một số triệu chứng khác của đau gân cơ có thể là cứng cổ hay đau nhức đầu kéo dài. Đau gân cơ thường không cần phải phẫu thuật để chữa hay điều trị.
Thuốc
Một số loại thuốc uống theo toa như thuốc điều trị ung thư, có thể gây tê vùng bàn tay. Tình trạng này hoặc chỉ là tạm thời và chấm dứt sau khi được hóa trị, hoặc kéo dài hơn.
Nguyên nhân khác
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, như vitamin B1
- Bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis)
- Đột quỵ
- Các rối loạn ở não bộ hay cột sống
Đối tượng nguy cơ
Tê tay thường gặp ở dân văn phòng, lái xe, những công việc đòi hỏi hoạt động bàn tay nhiều (thợ cơ khí, vận động viên cầu lông, bóng bàn,… Vì khi vận động bàn tay, cổ tay nhiều, lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng sưng nề, phù nề, tổn thương chèn ép dây thần kinh giữa.
Ngoài ra, bệnh có thể gặp khi bị chấn thương do ngã, do chơi thể thao hoặc có bệnh lý cổ tay như viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,….
Chẩn đoán
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra các dấu hiệu bất thường. Một số phương pháp thường được chỉ định thực hiện gồm:
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Chụp cộng hưởng MRI
- Điện cơ đo lường mức độ của cơ bắp
Kết quả kiểm tra cận lâm sàng kết hợp triệu chứng lâm sàng sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa tình trạng tê tay nói riêng và cả các bệnh lý nguy hiểm khác, mỗi người nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt, ăn uống cùng chế độ tập luyện khoa học, lành mạnh.
- Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi chất tốt cho cơ thể, hệ xương khớp, hệ thần kinh, máu như vitamin D, canxi, vitamin K…
- Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, phù hợp với thể trạng để xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, máu huyết được lưu thông ổn định…
- Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh ngồi lâu một vị trí, có thể đi lại khoảng 5-10 phút sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ. bên cạnh đó, cũng cần tránh làm việc trong nhiều giờ liền, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực quá nhiều vì công việc.
- Các thực phẩm, đồ uống, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán… cần được hạn chế tối đa vì những loại thực phẩm này không chỉ có những hoạt chất gây hại làm cho tình trạng tê tay chân ngày càng nghiêm trọng hơn mà còn lấy đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp, hệ thần kinh và máu.
- Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân.
Điều trị như thế nào?
Tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol, các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm,…
Bên cạnh đó, dựa vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp:
- Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt
- Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn
- Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin
- Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa
- Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
- Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc
Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện với tần suất liên tục thì người bệnh cần thăm khám ngay để kiểm tra xem có mắc bệnh lý bên trong nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, hẹp ống sống, thiếu máu não do thoát vị chèn ép, bệnh đa xơ cứng… hay không. Vì vậy, đừng chủ quan khi cơ thể mình đang cảnh báo, người bệnh nên sớm tìm hiểu về cách điều trị để tránh các biến chứng khôn lường có thể xảy ra.