Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Những điều cần biết về tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn nằm trong ổ bụng, thành bụng hay ống bẹn… mà không xuống nằm trong bìu. Dị tật này rất thường gặp ở trẻ em: 3 – 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về những điều cần biết về tinh hoàn lạc chỗ
qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Tinh hoàn là hai cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn chịu trách nhiệm sản xuất, lưu trữ tinh trùng cho tới khi xuất tinh. Ngoài ra, bộ phận này còn sản xuất một loại hormone – testosterone. Hormone này chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục, khả năng sinh sản, sự phát triển của những khối cơ bắp và xương của nam giới.
Bình thường, tinh hoàn được chứa trong túi da (bìu). Phần bìu treo ở ngoài cơ thể, phía trước vùng xương chậu gần đùi của nam giới. Vị trí này lại dễ khiến tinh hoàn tổn thương do chúng không có cơ bắp hay xương che chắn.
Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism) xảy ra khi một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trong khi thai nhi đang phát triển. Thông thường chỉ có một tinh hoàn bị ảnh hưởng, nhưng có khoảng 10% trường hợp cả hai tinh hoàn đều bị lạc chỗ.
Triệu chứng
Tinh hoàn lạc chỗ không cho thấy các triệu chứng nổi bật, nhưng sự vắng mặt của một hoặc cả hai tinh hoàn có thể nhận thấy ngay ở trẻ, do túi bìu của chúng trống rỗng. Khi cha mẹ phát hiện bất kỳ sự bất thường nào, điều quan trọng nhất là hãy để trẻ gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác.
Tinh hoàn lạc chỗ thường được điều chỉnh trong năm đầu tiên của cuộc đời, nhưng nếu điều này không xảy ra, em bé buộc phải điều trị bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn lạc chỗ vẫn chưa được biết rõ. Đó có thể là do sự kết hợp của di truyền học, sức khỏe của thai phụ hoặc những yếu tố môi trường khác có khả năng phá vỡ những kích thích tố, thay đổi vật lý và hoạt động thần kinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của tinh hoàn.
Đối tượng nguy cơ
Dị tật này rất thường gặp ở trẻ em: 3 – 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non. Thiếu cân và sinh non là những yếu tố nguy cơ nhất có thể tăng khả năng tinh hoàn không xuống trong ở trẻ sơ sinh. Yếu tố nguy cơ khác là không hiểu rõ. Điều kiện đó có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Thiếu cân hay sinh non.
- Tiền sử gia đình tinh hoàn lạc chỗ hoặc các vấn đề khác của phát triển bộ phận sinh dục.
- Điều kiện thai nhi có thể hạn chế sự tăng trưởng, như hội chứng Down hoặc lỗi thành bụng.
- Người mẹ khi mang thai sử dụng rượu.
- Người mẹ hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
- Người mẹ béo phì.
- Người mẹ – bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hay tiểu đường thai kỳ.
- Phụ huynh tiếp xúc với một số thuốc trừ sâu.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể dễ dàng xác định được một tinh hoàn không đi xuống bìu và mục tiêu của việc chẩn đoán tinh hoàn ẩn chính là kiểm tra và xác định vị trí của tinh hoàn và theo dõi thay đổi trong vị trí. Nếu tinh hoàn ở háng, bác sĩ có thể xác định vị trí dễ dàng và nếu không sờ thấy sẽ được chỉ định thực hiện các thủ tục đi kèm sau đây.
Siêu âm vị trí tinh hoàn lạc chỗ
Đây là phương thức sử dụng thiết bị không xâm lấn và sử dụng sóng âm thành để tạo ra hình ảnh của những cấu trúc bộ phận bên trong cơ thể. Qua siêu âm, bác sĩ có thể xác định được vị trí của một tinh hoàn không thể sờ thấy bên ngoài và đặc biệt là khi nó nằm trong háng.
Chụp cộng hưởng từ MRI với tương phản
MRI là một trong những công nghệ tiên tiến ứng dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của những mô mềm bên trong cơ thể. Tác nhân tương phản sẽ được tiêm vào trong mạch máu sẽ giúp cải thiện khả năng chụp ảnh trong quy trình thực hiện. Thủ tục này cho phép bác sĩ định vị được tinh hoàn trong bụng hoặc trong háng.
Chẩn đoán những vấn đề khác
Nếu bé trai có hai tinh hoàn lạc chỗ và không sờ thấy, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm để xác định rõ giới tính của con. Sự vắng mặt của tinh hoàn có thể là do di truyền của con là giới tính nữ nhưng vẫn có bộ phận sinh dục ngoài của nam giới. Tình trạng này không rõ giới tính và có thể kiểm tra bằng một số các xét nghiệm đối với cơ quan sinh dục bao gồm:
- Đo lường độ hormone khác nhau có trong máu và nước tiểu.
- Phân tích gen của trẻ có liên quan tới vấn đề tình dục.
- Siêu âm điều tra cơ quan sinh dục nữ (buồng trứng).
Phòng ngừa bệnh
Ba mẹ cần lưu ý ăn uống, sinh hoạt tránh những nguy cơ dị tật tinh hoàn lạc chỗ như đã kể trên trước khi lên kế hoạch có thai. Người mẹ cũng cần kiểm tra thường xuyên thời gian thai kỳ để phát hiện sớm bất thường thai nhi.
Điều trị như thế nào?
Trong khoảng một nửa số trẻ sơ sinh mắc tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn sẽ tự xuống trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, cứ 1 hoặc 2 trong số 100 trẻ sơ sinh mắc tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn không xuống cho đến khi em bé đạt 6 tháng tuổi. Nếu điều này xảy ra thì việc điều trị là cần thiết. Mục tiêu của điều trị là di chuyển tinh hoàn lạc chỗ đến vị trí thích hợp của nó trong bìu. Điều trị sớm có thể giảm nguy cơ biến chứng như vô sinh và ung thư tinh hoàn.
Các phương pháp điều trị tinh hoàn lạc chỗ:
- Điều trị nội khoa: mục đích làm tinh hoàn di chuyển xuống bìu, chờ đợi đủ điều kiện để phẫu thuật hoặc trẻ còn quá nhỏ.
- Phẫu thuật tinh hoàn lạc chỗ:
- Mổ mở: tinh hoàn lạc chỗ sờ thấy trong ống bẹn.
- Mổ nội soi: tinh hoàn trong ổ bụng hoặc không sờ thấy, tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu.
- Các trường hợp cắt bỏ tinh hoàn, đặt tinh hoàn nhân tạo thay thế: ung thư tinh hoàn, tinh hoàn teo nhỏ, tinh hoàn không hạ được xuống bìu và đã có con.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về tinh hoàn lạc chỗ. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.