Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tổn thương thận cấp là gì? Những điều cần biết về tổn thương thận cấp
Tổn thương thận cấp tính là tình trạng thận bị tác động từ nguyên nhân nào suy giảm chức năng một cách đột ngột. Hầu hết các bệnh nhân xảy ra tình trạng này đều cần phải nhập viện để theo dõi và can thiệp điều trị để tăng hiệu quả phục hồi chức năng thận. Vậy triệu chứng, nguyên nhân là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
- Tổn thương thận cấp (AKI) khi chức năng thận suy giảm một cách đột ngột. Điều này sẽ làm mất cân bằng muối nước, điện giải trong cơ thể. Nếu tình trạng này gây ra toan chuyển hóa hoặc quá tải muối sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan khác, ví dụ: tim, phổi, não, cơ, mắt, v.v… Nếu chức năng lọc của thận giảm, sẽ có thể dẫn đến tình trạng ứ dịch gây phù chân, hoặc khó thở.
- Tổn thương thận cấp khác với bệnh thận mạn tính (CKD) là một quá trình tổn thương thận tiến triển từ từ trong nhiều năm.
- AKI rất dễ xảy ra ở những bệnh nhân nằm viện. Tỉ lệ này xấp xỉ 1/5. Bệnh thậm chí còn phổ biến hơn ở những bệnh nhân nằm điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của AKI bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi.
- Tiêu chảy.
- Phù chi.
- Đi tiểu ít hơn bình thường.
- Lú lẫn.
- Buồn ngủ.
Nếu thận ngừng hoạt động hoàn toàn, bệnh nhân sẽ cần sự hỗ trợ tạm thời của máy lọc máu, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất lớn.
Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp AKI là do giảm lưu lượng máu đến thận, có thể do:
- Mất máu, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc mất nước nặng
- Tim bơm ra ít máu hơn bình thường do suy tim, suy gan hoặc nhiễm trùng huyết
- Các vấn đề của mạch máu – chẳng hạn như viêm và tắc nghẽn mạch máu trong thận (một tình trạng hiếm gặp gọi là viêm mạch máu-Vasculitis )
- Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận (NSAID, ACEI/ARB, lợi tiểu, thuốc cản quang, kháng sinh…)
Một số bệnh lý tại thận, chẳng hạn như viêm cầu thận.
AKI cũng có thể là kết quả của sự tắc nghẽn của hệ tiết niệu, chẳng hạn như:
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Khối u trong khung chậu, chẳng hạn như u buồng trứng, đại tràng hoặc bàng quang
- Sỏi thận
AKI ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thay đổi cách chuyển hóa của một số loại thuốc trong cơ thể và có thể làm những bệnh hiện có tiến triển nặng hơn. Vì thế, việc phát hiện sớm và điều trị nghiêm túc AKI là rất quan trọng.
Đối tượng nguy cơ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến AKI bao gồm:
- Bệnh lý nền: Người mắc các bệnh lý nền ở đang điều trị nội trú hay thậm chí là có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đáng chú ý nhất là tiểu đường, suy gan, suy tim.
- Tuổi tác: Người bệnh trên 65 tuổi.
- Nhiễm trùng: Các trường hợp bị nhiễm trùng đường đường tiểu, hô hấp hoặc nhiễm trùng da.
- Thuốc: Một số loại thuốc thuốc kháng viêm non-steroid NSAID (Ibuprofen, Diclofenac hoặc Naproxen), thuốc hạ huyết áp hoạt động trên thận, kháng sinh Aminoglycosid và thuốc lợi tiểu.
- Mất nước: Người bệnh bị mất nước hoặc đang điều trị bù dịch.
- Bệnh thận: Người đang bị các bệnh thận mạn tính hoặc trước đó đã từng bị tổn thương thận cấp.
Chẩn đoán
Hầu hết các trường hợp tổn thương thận cấp có triệu chứng không rõ ràng như người mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, tiểu ít, phù, khó thở,… Khi đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán
Khi có các triệu chứng nghi ngờ tổn thương thận cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra bao gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá hàm lượng protein, glucose và các tế bào máu.
- Xét nghiệm Creatinin để đánh giá chức năng thận.
- Siêu âm để quan sát các tổn thương tại thận hoặc đánh giá tình trạng thuyên tắc hệ tiết niệu.
- Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng khác như chụp X – quang, CT Scan,… giúp cho việc chẩn đoán và xác định mức độ bệnh lý chính xác nhất.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa tổn thương thận cấp, cần chú ý các biện pháp sau:
- Duy trì lượng nước uống đủ: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì lưu lượng máu tốt đến thận.
- Kiểm soát các bệnh lý nền: Quản lý tốt các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao để giảm nguy cơ tổn thương thận.
- Tránh sử dụng thuốc có hại cho thận: Hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn hại cho thận nếu không cần thiết.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao.
Điều trị như thế nào?
Đảm bảo thể tích tuần hoàn:
Sự thiếu hoặc thừa thể tích đều không có lợi cho thận. Xác định lượng cụ thể số lượng dịch cần bù và theo nguyên tắc bù những lượng dịch nhỏ của nhiều loại dịch khác nhau, không dùng duy nhất một loại dịch. Sử dụng lợi tiểu chỉ nên bắt đầu khi đã bù đủ thể tích tuần hoàn.
Điều trị rối loạn điện giải:
Rối loạn điện giải rất thường xuyên gặp và quan trọng nhất của sự mất cân bằng bao gồm rối loạn natri, kali, canxi và phốt pho.
Hạ natri máu và tăng kali máu là phổ biến nhất và những rối loạn này luôn cần được chẩn đoán nhanh chóng và điều chỉnh về mức an toàn cho người bệnh trước khi chẩn đoán xác định được các bệnh cơ bản.
Sự nhấn mạnh về điều chỉnh điện giải là do những rối loạn ở người bệnh với hạ natri máu có nguy cơ cao gây phù não, và tăng kali máu có thể dẫn đến đe dọa tính mạng người bệnh do ảnh hưởng của rối loạn nhịp tim. Việc chẩn đoán nhanh chóng và xử trí hiệu quả những rối loạn này sẽ hạn chế nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Sử dụng thuốc lợi tiểu:
Thuốc lợi tiểu chỉ nên bắt đầu khi đã bù đủ thể tích tuần hoàn. Tổng quan phân tích gộp sáu nghiên cứu được sử dụng furosemide để điều trị tổn thương thận cấp với liều lượng khác nhau
Điều trị bệnh chính gây tình trạng tổn thương thận cấp
Chỉ định điều trị thay thế khi trong những trường hợp rối loạn điện giải nặng, toan hóa và suy giảm chức năng thận nặng.
Kết luận
Tổn thương thận cấp là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào của tổn thương thận cấp, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chăm sóc thận của bạn không chỉ là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe tổng thể mà còn là cách bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của bạn về lâu dài.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.