Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
U trung biểu mô là gì? Những điều cần biết về bệnh
U trung biểu mô là một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong niêm mạc phổi hoặc bụng, gây ra do tiếp xúc với sợi amiăng. Tỷ lệ sống sót đối với u trung biểu mô ác tính thường thấp, và tuổi thọ trung bình là khoảng 12-21 tháng. Vậy u trung biểu mô nguyên nhân do đâu? Có mấy loại u trung biểu mô? Biểu hiện của u trung biểu mô là gì? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Tổng quan chung về u trung biểu mô
U trung biểu mô là bệnh gì?
U trung biểu mô là loại ung thư trung biểu mô, đó là màng bảo vệ xung quanh tất cả các cơ quan nội tạng của cơ thể. 3 trong 4 trường hợp của bệnh u trung biểu mô bắt đầu từ trung biểu mô màng phổi. U trung biểu mô cũng có thể bắt đầu từ khoang bụng và xung quanh tim.
Bất kể nó có nguồn gốc từ đâu, các tế bào ác tính từ u trung biểu mô có thể xâm lấn và gây tổn thương các mô lân cận. Tế bào ung thư cũng có thể di căn hoặc lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thông thường, khi u trung biểu mô được chẩn đoán, bệnh đã tiến triển. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 5% đến 10%. Hầu hết các bệnh nhân có u trung biểu mô chết do hậu quả của suy hô hấp hoặc viêm phổi
Triệu chứng của u trung biểu mô
U trung biểu mô là dạng ung thư rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bởi các triệu chứng không xuất hiện nhiều hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh thì người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi bất thường trong cơ thể.
Trường hợp u trung biểu mô tại màng phổi thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
Ho: Ban đầu, các cơn ho không xuất hiện nhiều nên người bệnh không chú ý cho tới lúc bệnh tiến triển nặng hơn thì biểu hiện ho sẽ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm. Người bệnh u trung biểu mô có thể xuất hiện hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm (một vài trường hợp có kèm máu) tùy thuộc vào vùng cơ quan bị tổn thương và mức độ tổn thương.
Khó thở: Triệu chứng khó thở xuất hiện do các tế bào ung thư khiến màng phổi bị co cứng lại, hoạt động của lồng ngực bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng hô hấp khó khăn. Các cơn khó thở thường đi kèm với triệu chứng đau tức ngực, càng gắng sức hít thở sâu sẽ càng bị đau nhiều hơn.
Đau ngực: Cơn đau tức ngực thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức hít thở, ngoài ra vùng lưng phía trên cũng có thể bị đau do ảnh hưởng của hô hấp không ổn định.
Khối u trung biểu mô phát triển lớn hơn sẽ gây chèn ép tới các dây thần kinh, mạng lưới tĩnh mạch bao quanh hay tủy sống,… người bệnh có triệu chứng sưng tấy vùng cổ và mặt.
Trường hợp u trung biểu mô xuất hiện ở vùng bụng (hiếm gặp) sẽ có những triệu chứng bệnh như: Đau bụng, sưng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Nguyên nhân của u trung biểu mô
Nói chung, ung thư khởi đầu khi một loạt các đột biến gen xảy ra trong một tế bào, làm cho tế bào đó phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát. Nguyên nhân khởi phát đột biến gen dẫn đến u trung biểu mô chưa rõ ràng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư có khả năng hình thành do sự tương tác giữa nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, tình trạng sức khỏe và lối sống.
Đối tượng nguy cơ dẫn đến u trung biểu mô
-
Tiếp xúc Amiăng:
Yếu tố nguy cơ chính của ung thư trung biểu mô là Amiăng – một khoáng chất được tìm thấy trong tự nhiên. Sợi amiăng rất bền và có khả năng chịu nhiệt tốt. Các sản phẩm làm từ amiang như: cách điện, phanh, tấm lợp, ván sàn…
Khi amiăng bị hư (trong quá trình khai thác, khi loại bỏ các vật liệu cách nhiệt) có thể tạo ra bụi. Nếu hít hoặc nuốt phải, các sợi amiăng sẽ đọng lại trong phổi hoặc trong dạ day. Từ đó có thể gây viêm, lâu ngày dẫn đến ung thư trung biểu mô. Mặc dù cơ chế còn chưa rõ
Nó có thể mất từ 20 đến 40 năm hoặc lâu hơn để phát triển thành ung thư trung biểu mô.
Một số người nhiều năm tiếp xúc với amiăng lại không mắc ung thư trung biểu mô. Nhưng có một số người tiếp xúc rất ít, với thời gian ngắn lại phát bệnh. Điều này cho thấy có những yếu tố khác nữa cùng tham gia quyết định việc có mắc ung thư trung biểu mô hoặc không. Ví dụ, có thể trong gia đình có người mắc bệnh ung thư hay một số bệnh lí khác có thể làm tăng nguy cơ.
-
Bức xạ:
Nghiên cứu chỉ ra: một số yếu tố liên kết ung thư trung biểu mô. Chất phóng xạ thorium dioxide được nghi ngờ. Đây là chất được sử dụng cùng với X-quang để chẩn đoán bệnh từ những năm 1920 đến những năm 1950.
Bệnh cũng đã được điều trị bằng phương pháp điều trị xạ trị. Ví dụ: ở ngực, xạ trị sử dụng để điều trị ung thư vú hoặc ung thư hạch.
-
Yếu tố mang tính chất gia đình- di truyền:
Yếu tố bệnh sử gia đình có người bị ung thư trung biểu mô. Nhận thấy có sự tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô. Nhưng cần nghiên cứu thêm để hiểu lý thuyết này.
Chẩn đoán u trung biểu mô
Để chẩn đoán u trung biểu mô màng phổi thì bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mới thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng tìm hiểu thêm về các yếu tố có nguy cơ ung thư như bệnh lý nền, tính di truyền trong gia đình và các tác nhân ung thư mà bệnh nhân đã tiếp xúc.
Chẩn đoán thông qua hình ảnh:
Chụp X-quang vùng ngực: Kiểm tra độ dày và các nốt vôi hóa xuất hiện ở bờ phổi, xác định có dịch tích tụ ở ngực hay không, mức độ xâm lấn của khối u tới các cấu trúc lân cận.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Hình ảnh CT scan sẽ cho thấy hình dạng, kích thước và vị trí chính xác của khối u. Đồng thời kiểm tra được mức độ tổn thương của các cơ quan lân cận.
Chụp cắt lớp positron (PET scan): Sử dụng một loại chất đường phóng xạ đưa vào máu, sau đó sử dụng kỹ thuật chụp định vị phóng xạ để cho thấy hình ảnh khối u và các xâm lấn của ung thư rõ ràng hơn (Tế bào ung thư hấp thụ đường nhiều hơn bình thường).
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng từ trường để tái tạo hình ảnh rõ nét hơn, kiểm tra được hình ảnh khối u và vùng tế bào ung thư xâm lấn rõ ràng hơn.
Xét nghiệm mô học và các dịch cơ thể:
Xét nghiệm tế bào học: U trung biểu mô gây kích thích nghiêm trọng ở thành ngực dẫn tới tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ sẽ chọc dịch màng phổi nhằm kiểm tra tế bào ung thư có trong dịch màng phổi.
Sinh thiết bằng kim: Trường hợp có các nhóm mô lớn nằm sát với thành ngực thì có thể thực hiện phương pháp sinh thiết bằng kim thông qua hình ảnh chụp CT scan. Tìm kiếm tế bào ung thư trong mẫu mô được sinh thiết.
Sinh thiết qua phẫu thuật: Trong một vài trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu mô nhiều hơn để chẩn đoán ung thư thì phải thực hiện sinh thiết dưới quá trình phẫu thuật nội soi lồng ngực. Kết quả của mẫu sinh thiết qua phẫu thuật sẽ cho ra chẩn đoán chính xác cao nhất.
Phòng ngừa bệnh u trung biểu mô
Phòng tránh u trung biểu mô
- Giảm tiếp xúc với amiăng có thể làm giảm nguy cơ bị u trung biểu mô.
- Tìm hiểu về làm việc với amiăng
- Hầu hết những người bị u trung biểu mô có tiếp xúc với các sợi amiăng ở nơi làm việc.
Người lao động có thể gặp phải sợi amiăng bao gồm:
- Thợ mỏ.
- Công nhân nhà máy.
- Công nhân sản xuất vật liệu cách nhiệt.
- Công nghiệp đóng tàu.
- Công nhân xây dựng.
- Cơ khí tự động.
- Người có nguy cơ phơi nhiễm amiăng trong công việc
U trung biểu mô điều trị như thế nào?
Phẫu thuật
Nhằm loại bỏ u trung biểu mô khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Trong một số trường hợp, phẫu thuật là biện pháp hữu hiệu. Đôi khi, phẫu thuật không thể loại bỏ tất cả các ung thư nhưng nhiều trường hợp, phẫu thuật giúp giảm các dấu hiệu và triệu chứng.
Phẫu thuật để loại bỏ càng nhiều ung thư càng tốt. Phương pháp này giúp bác sĩ điều trị phóng xạ chính xác hơn. Ngoài ra còn giảm đau và giảm tích tụ chất lỏng gây ra bởi u trung biểu mô.
Hóa trị
Đó là sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị toàn thân đi vào khắp cơ thể. Tác dụng: làm co lại hoặc làm chậm sự phát triển của khối u mà không thể loại bỏ bằng phẫu thuật.
Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật (hóa trị bổ trợ). Điều đó giúp việc phẫu thuật dễ dàng hơn hoặc hoá trị sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Xạ trị
Là phương pháp tập trung chùm tia năng lượng cao từ các nguồn như chùm tia gramma và proton. Chiếu tập trung vào một nơi hoặc một điểm cụ thể trên cơ thể.
Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nó cũng có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tiến triển trong các trường hợp phẫu thuật không thực hiện được.
Liệu pháp miễn dịch: Tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tế bào ung thư.
Bệnh u trung biểu mô là một loại ung thư hiểm gặp nhưng có thể phòng tránh và điều trị nếu được phát hiện sớm. Việc giảm thiểu tiếp xúc với amiăng và kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có phương án xử lý kịp thời.
Nhớ rằng, việc phòng ngừa và phát hiện sớm luôn là chìa khóa trong cuộc chiến chống lại ung thư. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình, và đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.