Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viễn thị là gì? Những điều cần biết về viễn thị
Viễn thị nằm trong nhóm các tật khúc xạ mắt phổ biến. Vì các dấu hiệu của viễn thị khá tương đồng với lão thị nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Vậy viễn thị là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Viễn thị (Hyperopia) là một tật khúc xạ của mắt khiến người bệnh khó nhìn rõ các vật ở gần trong khi có thể nhìn xa rõ ràng.
Vì vậy khả năng tập trung của người bị viễn thị sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Ở những bệnh nhân viễn thị nặng còn chỉ có thể nhìn thấy sự vật ở một khoảng cách rất xa, khi nhìn gần mắt khó điều tiết nên dễ bị nhìn mờ, nếu để lâu dễ tiến triển thành nhược thị.
Triệu chứng
Các triệu chứng của viễn thị thường bao gồm:
- Mắt mờ khi nhìn gần: Người bị viễn thị gặp khó khăn trong việc đọc sách, sử dụng điện thoại hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi nhìn gần.
- Mỏi mắt: Việc mắt phải cố gắng điều chỉnh để nhìn rõ có thể dẫn đến mỏi mắt, nhức mắt và căng thẳng mắt.
- Đau đầu: Do mắt phải làm việc nhiều hơn bình thường để nhìn rõ, người bị viễn thị thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là sau khi đọc hoặc làm việc gần mắt.
- Nheo mắt: Để nhìn rõ hơn, người bị viễn thị có thể nheo mắt, điều này đôi khi có thể giúp họ tập trung tốt hơn vào các vật gần.
Nguyên nhân
Tật viễn thị có 3 nguyên nhân chính:
- Bẩm sinh do trục nhãn cầu mắt ngắn. Yếu tố di truyền có vai trò khá quan trọng vì bạn sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ của bạn cũng bị viễn thị;
- Không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn phải đàn hồi , lâu dần tính đàn hồi giảm và mất dần khả năng điều tiết
- Độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đủ: Giác mạc hoặc thủy tinh thể phẳng hơn bình thường cũng có thể gây ra viễn thị.
Đối tượng nguy cơ
Viễn thị là một tật rất phổ biến của mắt và đều có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường là xảy ra ở trẻ em. Cũng có phần lớn trường hợp viễn thị xảy ra ở người lớn tuổi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viễn thị bao gồm:
- Di truyền: Viễn thị có thể di truyền trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị viễn thị, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Tuổi tác: Viễn thị có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và người cao tuổi.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý về mắt có thể làm tăng nguy cơ phát triển viễn thị.
Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chuyên sâu để xác định tầm nhìn, mức độ mắt viễn thị của từng người. Một số thủ tục thường được áp dụng để kiểm tra thị lực được thực hiện tại các nhãn khoa hiện nay như:
- Nhỏ mắt để làm giãn kích thước đồng tử, giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá võng mạc.
- Máy đo độ cận để bác sĩ đo và đánh giá tật khúc xạ ở mắt.
- Kính hiển thị võng mạc chiếu ánh sáng đặc biệt vào mặt, kiểm tra hình ảnh phản chiếu trong võng mạc để xác định bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng thực hiện đối với trẻ nhỏ.
Phòng ngừa bệnh
Không có cách nào để ngăn viễn thị, người bệnh cần thăm khám mắt định kỳ để bác sĩ kịp thời điều trị.
Tuy nhiên, một số thói quen sinh hoạt có thể giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh như:
- Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng: các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin E và lutein giúp bảo vệ thị lực.
- Đi khám mắt thường xuyên: bác sĩ kiểm tra các vấn đề về mắt trước khi có triệu chứng.
- Đeo kính râm, ngay cả trong những ngày nhiều mây: chọn kính râm có thể chặn 99% hoặc nhiều hơn bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời.
- Cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên: nhìn vào màn hình trong nhiều giờ có thể làm mỏi mắt và dẫn đến hội chứng thị giác máy tính. Thực hiện thay đổi nhỏ đối với thói quen để giúp ngăn hoặc giảm bớt sự khó chịu.
- Kiểm soát tình trạng sức khỏe mãn tính: một số bệnh chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu không được điều trị.
- Ngăn ngừa chấn thương mắt: đeo kính bảo vệ khi làm một số việc như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm có khói độc.
- Không hút thuốc: hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến mắt.
- Sử dụng kính điều chỉnh phù hợp: các ống kính tối ưu hóa tầm nhìn và các đợt kiểm tra mắt định kỳ đảm bảo độ của kính phù hợp với tình trạng mắt người bệnh.
- Sử dụng ánh sáng tốt: đảm bảo đủ ánh sáng để nhìn rõ.
- Giảm mỏi mắt: nhìn xa khỏi máy tính, sách và những việc mắt tập trung quá mức cứ 20 phút trong 20 giây ở khoảng cách 6m.
Đôi mắt dần già đi là điều bình thường. Người bệnh trên 40 tuổi bị viễn thị thường cần đeo kính đọc sách sớm hơn. Cuối cùng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám chọn kính mắt hoặc kính áp tròng phù hợp để người bệnh có thể nhìn rõ hơn.
Điều trị như thế nào?
Điều trị viễn thị chủ yếu tập trung vào việc cải thiện thị lực và giảm triệu chứng:
Sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng: Đeo kính mắt hoặc kính áp tròng với độ khúc xạ phù hợp có thể giúp điều chỉnh tầm nhìn và giảm triệu chứng mỏi mắt.
Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như là phẫu thuật LASIK hoặc là phương pháp tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến, đây là một lựa chọn khác cũng có thể điều chỉnh tật viễn thị. Phẫu thuật có thể giúp giảm đi hay thậm chí là loại bỏ luôn hoàn toàn việc phải đeo kính điều chỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này không được an toàn như khi đeo kính vì nó có thể xảy ra một vài biến chứng như sau:
- Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức.
- Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn.
- Nhiễm trùng.
- Khô mắt.
- Mù (hiếm gặp).
Thực hiện các bài tập mắt: Một số bài tập mắt có thể giúp cải thiện khả năng điều chỉnh của mắt, giảm mỏi mắt và căng thẳng.
Viễn thị là một tật khúc xạ phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện thị lực và giảm triệu chứng. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào của viễn thị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ mắt để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chăm sóc mắt đúng cách và thăm khám định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mắt và duy trì tầm nhìn rõ ràng trong suốt cuộc đời.