Biến chứng của bệnh viêm âm đạo
Viêm nhiễm phụ khoa là vấn đề hầu hết chị em phụ nữ quan tâm, bởi ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viêm âm đạo là gì?
Âm đạo là ống cơ chạy từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể, được lót bởi lớp màng nhầy, có chiều dài trung bình 6-7 inch.
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo viêm nhiễm tại âm đạo, gây ra bởi sự mất cân bằng vi khuẩn hoặc nấm men, gây ngứa, rát, đau, tiết dịch bất thường, có hoặc không có mùi hôi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến âm hộ. Ít khi chỉ mình âm hộ bị viêm mà thường kèm theo viêm âm đạo.
Viêm âm đạo khá phổ biến, rất nhiều phụ nữ đều đã mắc ít nhất một lần trong đời. Nó có thể xảy ra do nấm, vi khuẩn và virus, có thể lây truyền qua tình dục hoặc do chính các vi sinh vật thường được tìm thấy trong âm đạo.
Nguyên nhân của bệnh viêm âm đạo
Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo phổ biến thường là:
- Do vi khuẩn: bệnh viêm âm đạo có thể do nấm Candida, vi khuẩn, trùng roi Trichomonas,… gây ra. Do cấu tạo của âm đạo nên phụ nữ luôn có tỉ lệ viêm nhiễm bộ phận sinh dục cao hơn nam giới. Một trong những nguyên nhân gây ra điều này là do bộ phận sinh dục của phụ nữ có cấu tạo mở và âm đạo rất gần với hậu môn nên nguy cơ bị viêm nhiễm sẽ rất cao.
- Nhiễm trùng nấm men: Nấm Candida thường là thủ phạm gây viêm âm đạo.
- Nhiễm trùng Trichomonas: Một loại ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục.
- Kích ứng hóa chất: Sử dụng xà phòng, nước hoa vùng kín hoặc chất diệt tinh trùng.
- Rối loạn nội tiết tố khi mang thai, hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, trong chu kỳ kinh, hoặc mắc một số bệnh lý khiến cho chị em bị rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng và đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
- Môi trường âm đạo mất cân bằng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có cơ hội gây bệnh. Khi phụ nữ bị giảm sức đề kháng, mắc một số bệnh, chẳng hạn như tiểu đường hay dùng một số loại thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng tại môi trường âm đạo. Chính yếu tố này khiến cho vùng kín của chị em bị tấn công và viêm nhiễm.
- Vệ sinh không đúng cách: đây là một việc làm hằng ngày của mỗi phụ nữ, nhưng không phải ai cũng thực hiện vệ sinh đúng cách. Vệ sinh vùng kín không đúng, chẳng hạn như thụt rửa, lạm dụng dung dịch vệ sinh, dùng sản phẩm vệ sinh kém chất lượng,… cũng khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây bệnh. Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo.
- Quan hệ tình dục không an toàn: khi quan hệ với người bị bệnh nhưng không có biện pháp an toàn, chẳng hạn như không sử dụng bao cao su,… thì sẽ rất dễ bị lây bệnh truyền nhiễm như lậu, sùi mào gà,…
Biến chứng của bệnh viêm âm đạo
Viêm âm đạo có khả năng phát triển nhanh chóng, lan sâu vào các cơ quan sinh dục bên trong và có tính chất tái đi tái lại thường xuyên. bởi vậy, bệnh được nhận định có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài nếu không được điều trị sớm hay dứt điểm.
Một số biến chứng của bệnh viêm âm đạo gồm có:
- Viêm nội mạc tử cung: tình trạng này thường gặp khi vi khuẩn gây viêm âm đạo đi ngược dòng, tấn công tới các cơ quan sinh dục sâu bên trong. Với những người đã từng thực hiện nạo, phá thai, niêm mạc tử cung càng mỏng, biến chứng càng trở nên nặng nề hơn. Đối với tình trạng này, người bệnh có thể bị sốt, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo. Từ bệnh lý này, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, vô sinh, áp xe tử cung,…
- Viêm vùng chậu: Viêm âm đạo kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm vùng chậu do các loại tạp khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ. Đối với viêm vùng chậu, cụ thể, chị em có thể bị viêm vòi trứng, viêm tử cung, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng,… đe dọa tới sức khỏe phụ khoa, thiên chức làm mẹ.
- Gây hiếm muộn, vô sinh, khó thụ thai: viêm âm đạo gây mất cân bằng môi trường pH tự nhiên tại âm đạo, cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng, làm giảm chất lượng của tinh trùng, từ đó gây khó thụ thai.
- Một số bệnh truyền nhiễm dễ mắc: giang mai, lậu, nhiễm khuẩn đường sinh dục,…
- Gây ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt là thai nhi: viêm âm đạo trong quá trình mang thai đặc biệt nguy hiểm. Không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu mà vi khuẩn, nấm còn có thể tấn công sâu, khiến thai nhi bị các bệnh lý ngoài da, bệnh về mắt, sinh non, hệ miễn dịch tự nhiên kém, suy thai.
- Sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân: Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có nguy cơ cao sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Bệnh nhân viêm âm đạo dễ bị nhiễm trùng sau các phẫu thuật vùng chậu hoặc sinh nở.
Việc nắm vững kiến thức về viêm âm đạo và các biến chứng có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy luôn chú ý đến cơ thể, lắng nghe những thay đổi và không ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ không chỉ là chăm sóc cơ thể mà còn là chăm sóc tâm hồn, giúp bạn luôn tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.