Biện pháp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD), một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến động mạch vận chuyển máu đến các chi, có thể dẫn đến đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Người bệnh động mạch ngoại biên thường trải qua sự suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong y học và sự hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh lý này, có nhiều biện pháp và chiến lược có thể giúp cải thiện đáng kể tình hình. Từ thay đổi lối sống, quản lý rủi ro y tế, đến tận dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, người mắc bệnh động mạch ngoại biên có thể tìm thấy hy vọng và cải thiện sức khỏe của mình. Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện về các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh động mạch ngoại biên, giúp họ sống một cuộc sống hoạt bát và ít bị hạn chế hơn.
Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi, đặc biệt xuất hiện nhiều ở chi dưới. Một cách dễ hiểu là khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, mô sợi hay canxi tích tụ lại trong các động mạch dẫn máu đến não, đến các bộ phận trong cơ thể sẽ gây mất máu cục bộ. Bởi các chất đó qua thời gian sẽ cứng lại, làm thu hẹp các động mạch hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan khác.
Những ai dễ mắc bệnh động mạch ngoại biên
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ; ở Mỹ, tỷ lệ nam mắc bệnh chiếm 12%.
- Người hút thuốc lá
- Người mắc bệnh rối loạn Lipid máu
- Tăng huyết áp
- Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch
- Béo phì
- Nam giới
Xơ vữa động mạch là một rối loạn hệ thống: 50-70% bệnh nhân PAD cũng có dấu hiệu lâm sàng của bệnh động mạch vành (CAD) hoặc bệnh mạch não. Tuy nhiên bệnh mạch vành có thể không có triệu chứng, một phần vì PAD có thể ngăn bệnh nhân gắng sức đủ để gây đau thắt ngực
Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch vành:
Trong nhiều trường hợp khi bệnh động mạch ngoại biên còn nhẹ thì người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm giác mỏi khi đi lại lâu. Nhưng bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra cơn đau cách hồi. Đau cách hồi là cảm giác đau mỏi, khó chịu ở chân khi bạn đi lại nhưng cơn đau sẽ biến mất khi bạn được nghỉ ngơi. Có thể nó không phải là cơn đau mãnh liệt mà là cảm giác bị bó chặt, nặng chân khi leo dốc hay leo cầu thang. Cơn đau càng kéo dài thì thời gian đi lại của bạn càng ngắn, dần dần cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn di chuyển một quãng đường ngắn.
Các triệu chứng cơ bản khác như:
- Chuột rút ở tay, chân hoặc ở vị trí động mạch bị tắc
- Đau khối cơ sau khi hoạt động
- Lạnh chân
- Đau ngón chân, bàn chân
- Vết thương lâu không lành
- Móng tay, chân chậm phát triển
- Không tìm thấy mạch ở chân hoặc mạch yếu
- Rối loạn cương dương ở nam giới
- Màu sắc bàn chân nhợt nhạt, không có sắc tố
Đây là các dấu hiệu thường thấy ở các bệnh nhân có mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì hay người lớn trên 50 tuổi.
Các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống khi bị bệnh động mạch ngoại biên
Nguy cơ chủ yếu gây bệnh động mạch ngoại biên đều là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu muốn ngăn chặn hay giảm thiểu khả năng mắc bệnh này thì cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh.
Tập thể dục hằng ngày:
Cần duy trì thói quen vận động như chạy bộ 35-40 phút hay các bài tập thể dục khác. Đây là cách hiệu quả tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng lọc máu, cung cấp oxy cho cơ thể.
Tập thể dục hàng để cải thiện chất lượng cuộc sống
Dùng gối khi ngủ:
Khi ngủ cần để chân thấp hơn tim. Nghĩa là kê đầu bằng gối cao hơn từ 10-15cm giúp máu có thể di chuyển đến bàn chân tốt hơn.
Chăm sóc bàn chân:
Chú ý đến tình trạng chân như kiểm tra xem có vết thương hay bị chai chân hay không vì khi bệnh động mạch ngoại biên nặng rất dễ gây ra các vết loét ở chân là nó rất khó lành.
Nên rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày và lau chân nhẹ nhàng. Đặc biệt cẩn thận không chọn cỡ giày quá chật hay quá rộng với bàn chân.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
Tập thói quen ăn nhạt
Tăng cường ăn rau quả, cung cấp đầy đủ vitamin A, B6, C và E, folate, chất xơ và axit béo omega 3
Hạn chế ăn thức ăn có quá nhiều chất béo bão hòa hay thức ăn mặn.
Uống nhiều nước: Đây là nguyên tắc sức khỏe, tránh mọi loại bệnh. Cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày
Duy trì cân nặng
Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá góp phần lớn đến sự co thắt mạch máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Nếu hút thuốc quá nhiều sẽ khiến bệnh động mạch ngoại biên (PAD) biến chứng ngày càng tệ hơn.
Thuốc điều trị
Thuốc kháng tiểu cầu có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và tăng khoảng cách đi bộ ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên; quan trọng hơn là những loại thuốc này làm thay đổi tình trạng xơ vữa động mạch và giúp ngăn ngừa hội chứng mạch vành cấp tính và các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Các lựa chọn cho bệnh nhân mắc PAD có triệu chứng bao gồm dùng aspirin đơn độc 75 đến 325 mg uống một lần/ngày hoặc clopidogrel đơn thuần 75mg uống một lần/ngày . Một số dữ liệu cho thấy rằng phối hợp giữa aspirin 100mg uống một lần mỗi ngày cộng với rivaroxaban liều thấp 2,5 mg uống 2 lần mỗi ngày làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch nhưng làm tăng nguy cơ chảy máu.
Để làm giảm chứng khập khiễng, có thể sử dụng pentoxifylline 400mg uống 3 lần một ngày trong bữa ăn hoặc cilostazol 100mg uống hai lần một ngày để giảm chứng khập khiễng không liên tục bằng cách cải thiện lưu lượng máu và tăng cường oxy hóa mô ở những vùng bị ảnh hưởng; tuy nhiên, cả pentoxifylline và cilostazol đều không thể thay thế cho việc tập luyện và điều chỉnh yếu tố nguy cơ.
Việc sử dụng pentoxifylline đang gây tranh cãi vì bằng chứng về hiệu quả của nó còn chưa thống nhất. Một thử nghiệm ≥ 2 tháng có thể được bảo đảm bởi vì các phản ứng phụ không phổ biến và nhẹ. Tác dụng bất lợi thường gặp nhất của cilostazol là đau đầu và tiêu chảy. Cilostazol bị chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim nặng.
Thuốc ức chế ACE và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có một số tác dụng có lợi. Các loại thuốc này có tác dụng chống xơ vữa động mạch và là thuốc giãn mạch mạnh. Trong số những bệnh nhân được can thiệp mạch máu điều trị thiếu máu cục bộ đe dọa chi mạn tính, những bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE hoặc ARB đã cải thiện thời gian sống thêm toàn bộ và không bị cắt cụt chi.
Các thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, cần tới cơ sở khám chữa bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng
Can thiệp mạch qua da (PTA)
Can thiệp mạch qua da có hoặc không đặt stent là phương pháp không phẫu thuật chính để làm giãn các mạch máu bị tắc. Can thiệp mạch qua da với đặt stent có thể giữ cho động mạch mở tốt hơn so với chỉ nong bóng. Stent tốt nhất trong động mạch lớn với dòng chảy cao (chậu và thận); chúng ít hữu ích cho các động mạch nhỏ và cho đoạn tắc dài.
Chỉ định can thiệp mạch qua da tương tự như phẫu thuật:
- Khập khiễng không liên tục gây ức chế các hoạt động hàng ngày và không đáp ứng với việc điều chỉnh yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị không xâm lấn
- Đau khi nghỉ ngơi
- Hoại tử