Biện pháp phục hồi bỏng nắng
Bỏng nắng, dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một vấn đề da liễu cần được quan tâm đúng mức. Nhiều người thường lơ là để Ánh nắng mặt trời chứa tia UV có thể làm bỏng rát, khiến da sưng tấy, bong tróc và thậm chí tăng nguy cơ ung thư da. Hãy đọc thêm bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc da khi bị cháy nắng nhé.
Bỏng nắng là gì?
Bỏng nắng là da bị cháy nắng là do tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng và tổn thương. Bỏng nắng không chỉ gây ra cảm giác đau rát khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về da nếu không được chăm sóc đúng cách.
Dấu hiệu khi bị bỏng nắng
Dấu hiệu bỏng nắng thường xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
Ban đầu, da có thể cảm thấy ấm, ngứa và hơi đỏ. Sau đó, các triệu chứng sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn trong vòng 12 – 24 giờ, bao gồm:
- Da đỏ rát: Da có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng cháy nắng.
- Sưng tấy: Da có thể bị sưng, căng và khó chịu.
- Đau nhức: Da có thể cảm thấy đau nhức, đặc biệt khi chạm vào.
- Bong tróc da: Trong trường hợp nghiêm trọng, da có thể bị bong tróc thành từng mảng nhỏ.
Dấu hiệu bong tróc da khi bị bỏng nắng
- Sốt và ớn lạnh: Trong trường hợp rất nghiêm trọng, người bị cháy nắng có thể bị sốt và ớn lạnh.
- Mức độ nghiêm trọng của da bị cháy nắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại da: Người có da sáng màu thường dễ bị cháy nắng hơn người có da sẫm màu.
- Lượng thời gian tiếp xúc với tia UV: Càng tiếp xúc với tia UV lâu, da càng dễ bị cháy nắng.
- Cường độ tia UV: Tia UV càng mạnh, da càng dễ bị cháy nắng.
- Tiền sử bị cháy nắng: Người có tiền sử bị cháy nắng thường dễ bị cháy nắng trở lại.
- Nguy cơ khi bị bỏng nắng
- Bỏng nắng tưởng chừng đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, cả ngắn hạn và dài hạn, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là những nguy cơ đáng chú ý mà bạn cần lưu tâm:
- Bỏng rát, sưng tấy, bong tróc: Đây là những biểu hiện phổ biến của da bị tổn thương do tia UV, gây khó chịu, ảnh hưởng thẩm mỹ và có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý cẩn thận.
- Đỏ da: Vì tia cực tím tiếp xúc với da quá lâu làm các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát. Nếu nặng sẽ gây ra bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt).
- Da không đều màu: Ảnh hưởng của tia UVA gây ra tình trạng da sạm đen, nám, tàn nhang, đốm nâu vì UVA sẽ làm da sinh ra hắc sắc tố Melanin.
- Da khô sạm: Do thiếu nước làm da khô, bong tróc và chảy máu.
- Lão hóa da sớm: Tia UV kích thích sản sinh melanin, khiến da sạm nám, tàn nhang, nếp nhăn xuất hiện sớm hơn, làm giảm độ đàn hồi và khiến da trở nên khô ráp. Dấu hiệu lão hóa sớm bao gồm sự xuất hiện sớm của các đường nhăn, nếp nhăn, và sắc tố ở các khu vực khác nhau của da (đặc biệt là mặt và cổ). Cháy nắng cũng là một nguyên nhân chính gây lão hóa sớm.
- Ung thư da: Đây là nguy cơ nghiêm trọng nhất khi tiếp xúc tia UV quá mức. Bỏng nắng lặp đi lặp lại, đặc biệt ở giai đoạn trẻ em, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư tế bào gai.
- Suy giảm sức khỏe:
- Mệt mỏi, ớn lạnh, sốt: Bỏng nắng nặng có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh, thậm chí sốt.
- Yếu cơ: Bỏng nắng ảnh hưởng đến hệ thống cơ bắp, khiến cơ yếu đi, khó vận động.
- Suy hô hấp: Trong trường hợp hiếm gặp, bỏng nắng nặng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở, thậm chí suy hô hấp.
- Phục hồi bỏng nắng như thế nào?
- Có thế sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm bớt cơn đau rát, nhức đầu, ớn lạnh nhẹ
- Thường xuyên tắm nước mát hoặc tắm vòi sen để giúp giảm đau. Sau khi tắm xong, hãy nhẹ nhàng lau khô người nhưng để lại một ít nước trên da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa lô hội hoặc đậu nành để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng. Không điều trị cháy nắng bằng các sản phẩm không rõ nguồn gốc
- Bổ sung thêm nhiều nước vì vết cháy nắng thường khiến da mất nước.
- Nếu da bạn bị phồng rộp nhiều có thể da bị cháy nắng cấp độ hai. Bạn không nên nặn hoặc chích mụn nước vì khả năng nhiễm trùng cao. Nên đến khám khi mụn nước xuất hiện nhiều
- Hãy cẩn thận hơn để bảo vệ làn da bị cháy nắng trong khi nó lành lại. Mặc áo chống nắng, sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Da bị bỏng nắng thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, ớn lạnh, hoặc da bị phồng rộp, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.
- Kết luận
- Bỏng nắng là tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bỏng nắng, thực hiện các biện pháp tại nhà để làm dịu và phục hồi da, cùng với việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết, sẽ giúp bạn bảo vệ làn da và sức khỏe của mình tốt hơn. Hãy luôn nhớ bôi kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài để tránh những hậu quả không mong muốn.